30.11.08

PHỎNG VẤN LINH MỤC ĐINH XUÂN LONG: HIỆN TRẠNG TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM



* Cuộc phỏng vấn này đã được phát trong Chương Trình Phát Thanh LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO số 207

Xin quý vị bấm và hàng chữ PV Lm Dinhxuanlong.mp3 để nghe cuộc phỏng vấn này mà không cần download xuống máy của quý vị
PV LM Dinhxuanlong.mp3


Lương Tâm Công Giáo (LTCG) : Kính thưa quý thính giả, kính thưa linh mục Đinh Xuân Long, hôm nay LTCG rất hân hạnh được linh mục Đinh Xuân Long, một linh mục trẻ, dành cho LTCG một cuộc phỏng vấn về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trước hết chúng con xin linh mục Đinh xuân Long lên tiếng chào quý thính giả của LTCG.
Lm Đinh Xuân Long (Lm ĐXL) : vâng Xin cám ơn anh Việt Yên và xin kính chào mọi người, tôi là linh mục Đinh Xuân Long đang phục vụ tại Giáo Phận Salt Lake, xin kính chào tất cả quý thính giả của LTCG.
LTCG: Kính thưa cha Long, nếu có thể được trước khi đề cập đến vấn đề Tự do tôn giáo chúng con xin cha giới thiệu đôi nét tiểu sữ của cha cho thính giả của LTCG được biết không ạ?
Lm ĐXL: Dạ được chứ, tôi là gốc người Vinh bố mẹ di cư vào Nam năm 1954, tôi được sinh ra và lớn lên tại Đà nẵng. Năm 1973 tôi vào Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng, hai năm sau thì mất nước nhưng mà tôi còn tiếp tục học ở chủng viên cho đến năm 1979. Sau khi hết chương trình trung hoc phổ thông, chính quyền cộng sản ở Đà Nẳng đóng cửa Tiểu Chủng Viện và bắt ép tất cả chúng tôi phải về thì chúng tôi không được ở lại Đà Nẵng, bắt buộc chúng tôi phải về nhà hết tất cả. Vì thế khi mà về nhà thì chính quyền địa phương lại không cấp cho chúng tôi cái giấy chứng minh là vì họ không muốn tôi cư ngụ ở địa phương đó. Bởi tôi là một chủng sinh, một tu sĩ và vì thế nên tôi không còn con đường nào khác để chọn lựa nên chỉ có con đường cuối cùng là phải vượt biên. Thứ nhất, vượt biên là tìm tự do để tìm lối thoát cho mình tại vì nếu ở lại trong Miền Nam một sớm một chiều cũng bị bắt, bị ngược đãi trong tù. Tôi chỉ còn lối thoát duy nhất là phải vượt biên và tìm cách thoát khỏi Việt Nam. Và tôi đã thoát khỏi VN, thứ nhất để tìm lối thoát, để tìm sự tự do và hơn nữa tôi muốn tiếp tục lý tưởng của tôi là làm linh mục để phục vụ cho giáo hội và phục vụ cho con người, và vì thế tôi vượt biên thành công năm 1987. Tôi đến Thái Lan và sau gần 2 năm tị nạn tại Thái Lan và 6 tháng học anh văn và đời sống tại Philippines thì tôi đến Mỹ năm 1989. Sau khi đến Mỹ tôi đi học 8 năm ở trong 2 Đại Chủng Viên ở Mỹ và chịu chức năm 2000. Hiện giờ tôi đang phục vụ cho Giáo phận ở Salt Lake ở North Carolina.
LTCG : Thưa cha, người ta nóí nước Mỹ là thiên đường của cơ hội, nhất là cho những thanh niên thông minh hiếu học như cha, nghĩa là nếu muốn, cha có thể theo đuổi việc học hành để đạt được những học vị rất cao và dễ dàng gặt hái được thành công rực rỡ trong cuộc đời thường, thế nhưng động cơ nào đã khiến cha từ bỏ tất cả danh vọng và tương lai rực rỡ để trung thành với ơn gọi: làm tông đồ cho Chuá Giêsu, sống đời sống khó nghèo giữa một xã hội phồn hoa như nước Mỹ này, thưa cha ?
Lm ĐXL: Dạ vâng, ơn gọi của người Việt Nam chúng ta bắt đầu từ trong truyền thống gia đình. Tại vì hầu như bất cừ gia đình công giáo nào tại VN cũng đều khuyến khích và mong muốn cho con cái mình đi tu. Bố tôi lúc còn ở ngoài Bắc, đã đi tu nhưng mà đã không thành công, ngài đã ra về và lập gia đình và vì thế nên bố mẹ tôi luôn luôn khuyến khích con cái đi tu. Vì thế năm 11 tuổi tôi vào Tiểu Chủng Viên Thánh Gioan. Lúc đó tôi còn quá bé, còn rất nhỏ để khám phá ra ơn gọi của mình nhưng mà sau 7 năm học hỏi, cầu nguyện và tham khảo với các đấng bề trên ở trong chủng viện cũng như với các bạn đồng trang lứa nên dần dần tôi mới khám phá ra được ơn gọi của mình.
Chúng ta biết rằng tôi lớn lên trong chiến tranh Việt Nam, và vì thế chiến tranh tàn khốc ở Việt nam đã mang lại nhiều mất mát, nhiều đau khổ xót xa, vừa tinh thần vừa vật chất và thân xác cho người Việt Nam, vì thế tôi muốn làm điều gì đó trước hết cho dân tộc Việt Nam của chúng ta. Tôi muốn xoa dịu cái vết thương, vết thương lòng, vết thương thân xác mà người dân của chúng ta đang gánh chịu tại VN bằng cách đem Tin Mừng của Chúa Kitô, tin mừng của giáo hội công giáo của Đức Kitô có sức mạnh xoa dịu vết thương và mang lại niềm hy vọng cũng như ơn cứu rỗi cho con người. Chính tình thương của Đức Kitô có sức mạnh xoá bỏ hận thù chỉ vì mạng linh lớn lao và sâu thẳm cho con người. Bởi tôi nhận ra điều đó: làm linh mục là một phương cách, đối với tôi, là phương cách hữu hiệu nhất để xoa dịu vết thưong cho người dân Việt Nam và đem lại cái niềm hy vọng và an bình thực sự, qua tin mừng của Đức Kitô đến với người dân. Mặc dù ước muốn đó không thành công tại VN nhưng khi qua Mỹ, mặc dù không còn chiến tranh nữa, nhưng mà điều tôi qua Mỹ tôi vẫn tiếp tục nuôi dưỡng cái ơn gọi đó, vì đất nước nào cũng cần ơn gọi, cũng cần linh mục, những người đem tin mừng đến cho người ta đặc biệt tại đất nước Mỹ này và các nước Âu Châu, mặc dù không còn chiến tranh, nhưng mà nền văn hoá của họ là nền văn hoá của vật chất, của duy vật, của phóng túng, của tự do luyến ái, nền văn hoá của sự chết đã thực sự làm tha hóa con ngươì rất nhiều, đặc biệt đối với giới trẻ, vì thế nên tôi muốn sống ơn goị của mình, muốn mang tin mừng của Đức Kitô đến để xoa dịu phần nào những khắc khổ, những khắc khoải, những ưu tư của cuộc sống hiện đại tại Tây phương và cũng mang lại hy vọng và an bình cho người dân qua Tin mừng của Đức Kitô. Và đó là lý do tôi muốn làm Linh mục.
LTCG : Hiện cha đang phục vụ tại giáo xứ nào, có nhiều người Việt định cư không ạ?
Lm ĐXL : Giaó xứ này là giaó xứ Mỹ hoàn toàn, giáo xứ này thành lập được 50 năm , cách nay 2 tuần có mừng lễ Kỷ Niệm 50 năm. Địa phận Salt Lake là một trong những địa phận non trẻ của đất nước Mỹ này. Thành phố Salt Lake có khoảng chừng từ 10 đế 15 ngàn người Việt đang cư ngụ tại thành phố này. Năm 1975 thì rất ít người nhưng mà từ năm 1990 khi bắt đầu phong trào HO với bảo lãnh và con lai qua đây rất nhiều, rồi vì công ăn việc làm, người từ Cali và các nơi khác đổ xô đến đây rât nhiều. Cách đây 10 năm con số khoảng chừng đâu 1,2 ngàn bây giờ đã lên trên 10 ngàn, đó là lý do như vậy. Công ăn việc làm ở đây tương đối khá và nhất là người Việt Nam ở đây mở Business rất dễ thành công vì thế người Việt Nam đến đây rất nhiều. Ở đây có một giáo xứ của người VN, giáo xứ Thành Giuse có khoảng 1000 giaó dân VN, nhưng mà riêng nhà thờ của tôi thì giáo xứ của Mỹ. Ngày xưa cộng đồng VN, cộng đồng của Mễ, cộng đồng của Phi châu, cộng đồng của Đại Hàn, cộng đồng của H’Mông họ vẫn dùng nhà thờ của tôi đang làm đây để họ mượn một thời gian mấy năm và bây giờ họ dọn ra ngoài rồi.
LTCG : Vâng thưa cha bây giờ chúng ta đề cập đế vấn đề tự do tôn gáo tại Việt Nam, có phải chính vì không đuợc tự do trong đời sống tu trì mà cha phải liều mình vượt biển không ạ. Cha có biết bạn đồng trang lứa với cha đã có ai phải vùi thây nơi biển cả hay trong rừng sâu là những tu sinh như cha không thưa cha?
Lm ĐXL : Theo tôi đuợc biết thì cùng lớp với tôi thì không ai bỏ mình hay bỏ thây trong rừng thiêng nước độc hay ở ngoài biển cả. Tôi biết đa số những bạn đồng trang lứa ngày xưa cùng đi lao động cưỡng bức đa số còn kẹt lại ở VN chỉ có một số nhỏ vượt biên qua được, thì cái số nhỏ này qua đây đa số đã làm cha hết rồi, đa số đã làm cha ở nước Mỹ này, còn một số anh em còn lại ở VN thì hầu như đa số lập gia đình hết, tại vì họ chờ đợi hoài không được. Lớn tuổi chờ đợi quá dài, chỉ còn một vài người còn kiên trì cho tới giờ phút cuối thì họ được chịu chức cách đây hai ba năm. Đó là một niềm vui cho chính họ, một an ủi rất lớn.
LTCG : Theo cha, quan niêm tự do tôn giáo phải như thế nào, có phải nhìn thấy nhà thờ thánh thất chùa chiền nay đựoc trùng tu tái thiết hay xây dựng mới, nguy nga đồ sộ, con số giáo dân đi lễ đông đảo trong mỗi thành lễ là chúng ta có thể kết luận đó là tự do tôn giáo không thưa cha?
Lm ĐXL : Ô, những ai nhìn cái bên ngoài, những hình thức bên ngoài như chính quyền cho phép xây nhà thờ rồi cho con chiên lũ lượt tới nhà thờ hay cho các ông cha, bà sơ lũ lượt kéo nhau ra hải ngoại để đem tiền về Việt Nam mà cho đó là có tự do tôn giáo đích thực thì là những ngưòi có cái óc rất thiển cận, rất hẹp hòi. Tự do tôn giáo không phải là từ hình thức bên ngoài nhưng là bắt nguồn từ bên trong, từ bên trong nội bộ và kín, vì thế tôi định nghĩa tôn giáo và giáo hội đó trước khi chúng ta tới định nghĩa tự do tôn giáo. Chúng ta thấy nếu mà thực sự có tự do tôn giáo tại Việt Nam thì Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Hoà Thượng Thích Huyền Quang đã không lên tiếng cảnh cáo và tố cáo chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Việt Nam và LM nguyễn Văn Lý đã không đề lên bảng “Tự Do Tôn giáo hay là chết” tại giáo xứ Nguyệt Biều tại Huế. Nếu mà có tự do tôn giáo thực sự thì linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải đã không lên tiếng nhiều lần và bằng nhiều cách viết thư gởi lên chính quyền CS trung ương và CS địa phương để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của CSVN. Nếu mà có tự do tôn giáo thì gần đây hai tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo đã không tự thiêu và cụ Lê Quang Liêm là hội trưởng của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã không lên tiếng cảnh báo đối với chính quyền là nếu mà chính quyền tiếp tục đàn áp thì chính cụ và những người tín đồ khác sẽ tự thiêu tập thể để phản đối chính sách đàn áp của chính quyền CSVN. Tất cả chúng ta nhìn vào đó chúng ta biết rằng không có tự do tôn giáo đích thực tại VN. Những người nào cho có tự do tôn giáo đích thực qua những hình thức bên ngoài mà chúng ta vừa nói đó thì tôi đồng ý với cha NV Lý khi nói rằng những người đó còn quá trẻ con hay “quá khôn” ( cha Lý đóng ngoặc lại “quá khôn” có nghĩa là khôn lõi, khôn ranh hay khôn kiểu cộng sản) thì mớí cho là có tự do tôn giaó thực sự tại VN.
LTCG : Dạ kính thưa cha, con đồng ý với cha những điều cha nóí, vì hậu quả đàn áp của CS nên các vị lãnh đạo các tôn giáo đã phải lên tiếng phản đối. Nhưng mà con có một vấn đề muốn hỏi cha là thưa cha, mới đây CS âm mưu chiếm đoạt cơ sỡ của nhà dòng Thiên An, Huế, Chiếm đồi Thánh Giá Thánh địa La vang, Quảng trị, mưu chiếm nhà hưu dưỡng các cha gốc Hà Nội ở ngã sáu Sài gòn, mưu chiếm đoạt cơ sở nhà dòng Thánh Giuse Nha Trang . . . . Theo cha, chúng ta có nên để cho Cộng sản chiếm dụng những nơi này hầu mua đưọc sự dễ dãi về sau không thưa cha?
Lm ĐXL : Cái sự chiếm đoạt tài sản của Giáo Hội từ bao lâu nay như chiếm đất của dòng Chúa Cứu Thế tại ngoài Hà Nội hay chiếm đất của Linh địa La Vang hay là phá các nguyện đường của các tôn giáo khác như nhà thờ ở Bạc Liêu hay của Mục Sư Nguyễn Hồng Quang ở Sàigòn hay là các chùa chiền hay gần đây nhất là đang tìm cách chiếm đất của nhà dòng thánh Giuse tại Nha Trang . Tất cả những điều đó nóí lên cái sự thao túng của chính quyền CS đối với các giáo hội, đặc biệt đối với Giaó hội Công Giaó Việt Nam tại VN, tại vì CS chỉ đưa ra luật nhưng không bao giờ thi hành cái luật đó. Ai mà nghiên cứu lại tất cả các giấy tờ của dòng Thánh Giuse đã post, đã đăng trên Internet chúng ta sẽ thấy ngay từ 10 năm về trước khi mà chính quyền họ xin được mướn nhấn mạnh "mưón")những cái phòng, những đất của Dòng Thánh Giuse để mở một cái trường trung học cho việc giáo dục cho con em. Bởi vì nghĩ đến tương lai giáo dục cho các con em nên dòng Thánh Giuse đã ký giấy đồng ý cho mướn và chính quền địa phương đã ký vào giấy đó là chỉ là mướn thôi và bây giờ họ ngang nhiên họ muốn đoạt luôn bằng cách phá đi để làm lại nhà đó, vì thế chúng ta nói đến sự thao túng của chính quyền CS. Đối với các giáo hội tại VN nghĩa là không có tự do. Chính quyền CS không bao giờ tôn trọng bất cứ một điều lệ gì ngay cả văn bản do chính mình đã ký vào đó mà họ còn không tôn trọng nữa. Vì thế chúng ta nóí không có tự do tôn giáo là một cái điều hiển nhiên.
Bây giờ xin được trở lại cái câu hỏi là tại sao không có tự do tôn giáo tại VN?
Có một cái định nghĩa nào thực sự cho tự do tôn giaó tại Việt Nam?
- Định nghĩa mà đúng đắn nhứt và chân chính nhứt là: “Tự do đích thực cho mọi tôn giaó khi mà đấng bản quyền, khi mà giáo quyền của tôn giaó đó có toàn quyền quyết định trên tất cả mọi sự liên hệ đến các hoạt động phụng tự và các hoạt động tôn giáo của giáo hội đó, từ việc tuyển chọn các chủng sinh trong vấn đề đào tạo huấn luyện linh mục, đến vấn đề phong chức, vấn đề bổ nhiệm đi các nơi khác, cho đến việc tổ chức học giáo lý, tổ chức các lễ quy phụng tự cho các giáo xứ mà không cần phải xin phép đến chính quyền địa phương”. Khi mà các giáo hội có quyền làm được tất cả những điều đó thì có nghĩa là có tự do tôn giaó đích thực tại Việt Nam.
Mà chúng ta nhận thấy, các giáo hội khác thì tôi không biết, nhưng đối riêng với giáo hội Công Giáo, chúng ta thấy từ năm 1975 đế năm 1990, CS đã đóng cửa hết tất cả các chủng viện tại VN. Cho tới sau năm 90 khi mà chính quyền Liên Xô sụp đổ, Việt Cộng mớí bắt đầu cho mở lại 6 Đại chủng viện cho 3 miền, nhưng mà việc tuyển chọn các chủng sinh phải có sự đồng ý và sự thoả thuận của chính quyền CS và ngay cả việc chọn ai làm linh mục cũng phải do chính quyền CS thoả thuận và đồng ý nữa. Các đức cha bổ nhiệm các LM phải có sự thông qua của Chính quyền Cộng sản.
Từ những điểm đó chúng ta thấy VN không có tự do tôn giaó. À còn một điểm nữa mà ít người để ý, rất it người tại VN và ngay tại bên này cũng ít để ý. Đó là sứ mạng của Giaó Hội Công Giaó và bản chất của Giaó Hội Công Giáo là phải giao giảng Phúc Âm. Chúa Giêsu nói “chúng con phải đi giảng dạy muôn dân” nghĩa là chúng ta phải dùng bất cứ phương tiện nào chúng ta có thể để mà đem lời Chúa đến cho muôn dân, mà một trong những phương tiện hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể làm đó là những phương tiện truyền thông. Tại Việt Nam không có được một phương tiện truyền thông nào mà giáo hội có thể xử dụng để mà rao giảng Lời Chuá. Chúng ta thấy ngay cả từ một cái tờ báo mà chính quyền cũng không cho phép nữa. Tự do ngôn luận đã không có tại Việt Nam đừng nóí gì đến vấn đề dùng TV hay Radio để mà rao giảng Lời Chúa. Ngay cả một tờ thông tin, một tờ thông tin nho nhỏ thôi, tôi nghĩ cách đây một vài năm thì chính quyền có cho phép một tờ thông tin - tờ Hiệp Nhất - nhưng mà chỉ được in hai tháng một kỳ, mỗi kỳ được ra một trăm tờ. Một trăm tờ cho mấy triệu tín đồ và tờ đó phải được kiểm duyệt bởi chính quyền CS có nghĩa là CS kiểm duyệt từ đầu đến cuối.
Không có phương tiện truyền thông, không có thông tin thì làm sao mà chúng ta có thể rao giảng Lời Chuá một cách hữu hiệu đến người dân được.
Vì thế nên chúng ta nói CS đã tìm cách chi phối và thao túng đủ mọi phương diện trong giáo hội từ việc tuyển chọn chủng sinh đến đào tạo, đến bổ nhiệm và ngay cả ngôn luận và phương tiện truyền thông để rao giảng Tin Mừng chính quyền CSVN cũng thao túng và chi phối. Vì thế chúng ta không ngần ngại mà nóí rằng “Không Có Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam”.
Chúng ta cần phải tranh đấu cho tự do tôn giáo vì hai lý do:
- Thứ Nhất : Tôn giáo là QUYỀN CĂN BÀN CỦA CON NGƯỜI, tại vì con người được sinh ra theo hình ảnh của Thiên Chuá của Thượng Đế và con người có đời sống tâm linh hướng về Thượng Đế là nguồn gốc của chính mình. Việt Cộng đã vi phạm cái quyền căn bản đó. Đó là một sự bất công, vì thế chúng ta cần phải lên tiếng tranh đấu chống lại cái bất công và mang lại tự do tôn giáo đích thực cho người dân tại Việt Nam. - Đểm thứ hai, điểm này cũng rất quan trọng đó là, chúng ta cần phải lên tiếng đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam vì CHÚNG TA MUỐN CỨU NGUY DÂN TỘC VIỆT NAM. Lý do là vì sao ? - Tại vì sau bao nhiêu năm cai trị đất nước VN, dân tộc VN đang trên đà phá sản về mọi phương diện từ luân lý, đạo đức, học hành, giáo dục, chính trị, kinh doanh. . . . Tất cả mọi sự đang trên đà phá sản tại vì chính CS đã đem một nền văn hoá vô thần, một nền văn hoá vô luân thường đạo lý và áp dụng bao trùm trên toàn dân VN. Người dân VN bây giờ nhận thức về sự sai và sự trái rất ư là mơ hồ ! Bởi vì sao, bởi vì dối trá lường gạt, bạo động đã ăn sâu vào cái tâm khảm của người VN, vì thế chúng ta cần phải đem tôn giáo vào lại vì tôn giáo là phương tiện đưa chúng ta hướng về Thượng Đế và Thiên Chuá. Nhưng mà tôn giáo cũng là nền tảng hướng về sự thiện. Tôn giáo được ví như giây cương kiềm hãm dục vọng ích kỷ của con người, kìm hãm con người không vì tham lợi tham danh này nọ mà chà đạp người khác. Nếu không có tôn giáo, con ngườì sẽ bỏ mọi sự, không bị ràng buộc một cái gì hết, con người sẽ chà đạp nhân phẩm và sẽ làm bất cứ điều gì để thoả mãn cái dục vọng ích kỷ của mình. Vì thế nên chúng ta cần phải tranh đấu, phải mang tôn giáo lại cho VN. Chúng ta cần phải cứu nguy cho dân tộc Việt Nam, đem tôn giáo đến cho dân tộc VN. Chính tôn giáo là nền tảng hướng về sự thiện. Tôn giáo sẽ giúp con ngươì sống lành thánh hơn, sẽ giúp cho con người sống đúng nhân phẩm của con người. Vì thế tôi tha thiết mời gọi mọi người chúng ta lên tiếng cho những người không có tiếng nói tại VN, những người đang bị áp bức một cách bất công và thô bạo tại VN. Chúng ta lên tiếng cho những ngưòi đó, tiếng nóí của chúng ta sẽ là một sức mạnh đấu tranh lớn lao, sẽ mang lại thực sự tự do tôn giáo, dân chủ và hoà bình cho người VN.
LTCG : Vâng, thưa cha, đang có một cái chủ trương là chúng ta phải thỏa hiệp hay chúng ta nhân nhượng với Cộng sản, thí dụ như là nó muốn chiếm đất nhà dòng, chiếm đất, chiếm cơ sở của tôn giáo, chiếm trường học của tôn giáo thì chúng ta cũng phải tương nhượng, phải nhân nhượng để mua chuộc cái sự dễ dãi về sau. Cái chủ trương như thế có đúng không, thưa cha?
Lm ĐXL : Chủ trương nhân nhượng như vậy thì . . tôi nghĩ không đi tới đâu cả, tại vì chính quyền VN giống như một chủ nhân ông cầm cái gậy và củ cà rốt, nếu mà chúng ta nghe, nếu ngườì dân mà nghe, hay giáo hội nghe hay các vị lãnh đạo mà nghe thì cho ăn cái củ cà rốt, mà klhông nghe thì dùng cái gậy chủ nhân để đánh đập, vì thế không có sự tương quan. Giữa chính quyền và giáo hội không có sự bình đẳng, chính quyền tự xử như là một chủ nhân ông vậy. Vì thế nên không có sự bình đẳng được, không có sự tương quan, không thể thoả hiệp với nhau được. Vì thế nên chúng ta nhân nhượng một lần, nhân nhượng hai lần, nhân nhượng ba lần sẽ không đi đến đâu cả. Tại vì chúng ta phải tìm cái căn nguyên của sự bất công, tìm cái căn nguyên của sự vi phạm nhân quyền và vi phạm tự do tôn giáo. Chúng ta phải triệt hạ ngay từ đầu, ngay từ gốc của nó. Vì thế ta phải lên tiếng tranh đấu cho tự tôn giáo là một điều cần thiết chỉ có những ngươì can đảm như linh mục Nguyễn văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Lm Chân Tín, cha Lợi, cha Giải hay cụ Lê Quang Liêm là những người họ nhận ra được cái sự thật đó mà vì sự thật như Chúa Giêsu đã nói “Sự thật sẽ giải phóng con người”. Sự thật đó đã giải phóng họ thoát khỏi sự sợ hãi bất cứ một cái gì do chính quyền áp đặt. Vì thế họ lên tiếng nóí. Họ biết phải nhắm vào sự thật đó. Sự thật sẽ giải phóng con ngườì mà, cần phải triệt bỏ cái căn nguyên, chứ còn nếu chúng ta cứ thoả hiệp, cứ nhân nhượng một vài lần thì sẽ không đi đến đâu cả, đất nước sẽ không đi đến đâu cả, mà giáo hội cũng không làm được gì hơn cả. Những người chủ trưởng nhân nhượng như vậy thì chẳng qua chỉ là mua được một sự dễ chịu, một sự đi lại dễ dãi này nọ một vài lần thôi nhưng mà không có triệt tiêu được trong khi chính mình mua được sự dẽ dãi vì mình có tiền và mình chấp nhận trong khi những anh em đồng đội của minh, những người khác, những linh mục khác thì gặp sự khó khăn, tại vì họ không làm điều đó, chúng ta thấy có sự bất công không? Một đàng mua cái sự nhân nhượng đó bằng cách quỵ lụy, bằng cách nhún nhường, một đàng không nghe theo, vì thế bị áp bức một cách bất công. Chúng ta thấy điều đó không dẫn đưa đến một cái gì hết !!!
Chúng ta phải nhắm vào cái nguyên nhân, những người ở VN đặc biệt các vị lãnh đạo tinh thần, những vị linh mục chúng ta nhận ra một điều chúng ta phải nhìn đến cái tương lai của giáo hội, chúng ta phải tận diệt cái nguyên nhân của sự bất công, phải lên tiếng đấu tranh cái chuyện đó và đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng tất cả những gì liên hệ đến tôn giáo, đến các hoạt động tôn giáo của tôn giáo đó. Khi nào chính quyền tôn trọng thì lúc đó chúng ta mới nóí chuyện thỏa hiệp được.
LTCG : Đến đây chúng con nghĩ rằng buổi phỏng vấn đã tạm đầy đủ, chúng con xin phép đưọc tạm dừng buổi phỏng vấn ở đây, chúng con hy vọng cha sẽ cho chúng con một buổi tiếp xúc khác với một đề tài thiết thực khác, bây giờ xin cha lên tiếng chào tạm biệt thính giả của LTCG.
Lm ĐXL : Vâng, xin cám ơn LTCG, cám ơn anh Trần Việt Yên đã cho tôi có cơ hội được thưa chuyện, được chia xẽ quan điểm với tất cả mọi người, với quý vị thính giả, nếu tôi nóí có điều gì hơi quá thì xin mọi người thông cảm và tha thứ cho nhé. Vâng, xin kính chào tất cả mọi người. Một lần nữa, xin kêu gọi tất cả mọi người vì tương lai của đất nước Việt Nam, vì tương lai của giáo hội Việt Nam, vì tương lai của tất cả các tôn giáo ở Việt nam, xin mọi người chúng ta cùng lên tiếng tranh đấu, chúng ta sẽ tạo được sức mạnh để áp lực chính quyền bớt đàn áp và tôn trọng nhân quyền, tôn trọng tự do tôn giáo tại VN. Xin kính chào mọi người.
LTCG : Kính thưa quý thính giả, buổi tiếp xúc phỏng vấn Linh mục Đinh Xuân Long đếN đây xin được tạm ngưng. Xin hẹn với quý thính giả vào buổi tiếp xúc phỏng vấn kỳ tới. Trân trọng kính chào cha Long. Kính chào quý thính giả.
Lương Tâm Công Giáo

2 nhận xét:

viet nam muon nam nói...

gia'o muc mi' giao muc dao na`y an uo'ng j` ma` phat ngon linh tinh the nhi?.viet nam muon nam/toi yeu viet nam :X

viet nam muon nam nói...

tran viet yen.phan dong ha? dinh cu o ben my~,boi nho danh du viet nam a`h.bo' la'o qua'.