26.12.07

Hăy mau đứng dậy

Hoàng Sa, ơi hỡi, hỡi Trường Sa !
Tiếng gọi trong ḷòng thật thiết tha!!
Hải đảo bao đời công trấn giữ
Đất liền một giải trải ngàn xa
Giặc Tàu xâm lấn niềm đau xót
Việt cộng hiến dâng cắt thịt da
Hỡi những người con yêu đất Mẹ
Hăy mau đứng dậy cứu sơn hà

Trần Việt Yên

Bài Họa
Tội Đảng Khó tha

Hoàng ,Trường Sa mất lệ dân sa
Chứ đảng bọn ni thứ qủy tha...
Chỉ biết tiếm quyền và tạo ác
Rồi ham đếm bạc chẳng lo xa
Lại cho Trung cộng phân chia thịt
Rồi để quân Tàu xé cắt da
Mẹ Việt đau lòng con phản phúc
Cam tâm bán nước tội hải hà.

Từ Thanh Hà, Dec-26-07

BÀI HỌA

Còn đâu Trường Sa với Hoàng Sa !!
Bản Dốc nhượng Tàu , tội khó tha.
Hải Đảo buôn non Đoàn tính trước,
Biên cương bán đứng, Đảng lo xa.
Tàu Phù cướp đất mưu cưa thịt,
Việt Cộng chôn dân mẹo lóc da.
Quốc Tổ vang trời đang réo gọi,
Kết đoàn giải phóng cõi giang hà…

27-12-2007 TRƯỜNG GIANG

NĂM MƯƠI NĂM SAU, ĐỌC BÀI THƠ " NỖI LÒNG" CỦA MỘT CHÍ SĨ

Kỷ niệm 40 năm Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM bị sát hại

Tình cờ tôi gặp nhà thơ Lệ Khanh, trong câu chuyện hàn huyên, anh hỏi tôi :
- “ Có biết cụ Diệm làm thơ không? “
-“Tôi chưa nghe nói” – tôi thành thực trả lời ,
Anh kể: - “ Cụ Diệm có một bài thơ làm từ năm 1953, Việt Yên muốn nghe tôi đọc cho nghe ".
- “Vâng xin anh đọc đi “ – tôi vừa trả lời vừa sửa soạn giấy bút để ghi chép lại.
Anh đọc bài thơ cho tôi chép :

NỖI LÒNG

Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thương vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?

( Chí sĩ ) NGÔ ĐÌNH DIỆM 1953

Mới thoạt nghe bài thơ Lệ Khanh đọc, tự nhiên tôi rùng mình, cảm xúc bài thơ đi thẳng vào tim óc , tôi nhẩm đi nhẩm lại bài thơ, gần như thuộc lòng, Lệ khanh cười :
-‘ còn đây là bài họa của tôi :
Gan vàng đem trải khắp non sông
Quyền rộng chẳng màng, lợi cũng không
Chí quyết dẹp xong bọn cướp nước
Lòng mong quét sạch đám cờ hồng
Tâm hư chói rạng vùng trời Bắc,
Tiết trực sáng ngời chốn biển Đông
Một lũ phản thần mưu giết chúa
Tham tiền nào biết đục hay trong .

LỆ KHANH 2003

Lệ Khanh nói tiếp :
- “ anh Từ Phong cũng có một bài họa, rất tiếc tôi không nhó hết, Việt Yên thử hỏi anh Từ Phong xem".
Từ giả Lệ Khanh, tâm trí tôi luôn ám ảnh bài thơ của cụ Diệm, về đến nhà tôi gọi điện thoại cho anh Từ Phong và xin anh đọc bài họa, anh vui vẻ đọc cho tôi chép qua phone :

“ Ghé vai gánh vác nửa non sông
Lèo lái Thuyền Nam sóng gió không
Đả thực, giữ gìn bờ cõi Việt ,
Bài phong, tô điểm nước non
Hằng Đêm lo ngăn cản thù phương Bắc
Ngày tính canh chừng giặc bể Đông
Tế thế kinh bang tài xuất chúng
Tiếc thay mầm vạ nẩy từ trong !

TỪ PHONG 7- 7-2003

Và anh nhấn mạnh : "Tôi làm bài này đúng ngày 7 tháng 7 năn 2003 cũng là để kỷ niệm ngày cụ Diệm về nước chấp chánh ( mồng 7- tháng 7 ngày Song Thất )

Đêm đó tôi không ngủ và cố dò theo tư tưởng của Cụ Diệm để làm một bài họa. Gần đến nửa đêm thì tôi chợt nảy ra cái ý : tinh thần độc lập của cụ Diệm, nhất định không muốn người Mỹ nhúng tay trực tiếp vào cuộc chiến Việt Nam , thế là tôi hăm hở ngồi ghi chép :

Nỗi lòng trang trải với non sông
Hậu thế ai người có biết không ?
Độc lập nước nhà nêu ý hướng
Tự do dân tộc điểm tâm hồng,
Chí ngăn lũ giặc cuồng phương Bắc,
Tài giữ đồng minh vai chủ Đông
Tiết trực tâm hư gương ái quốc
Mai nầy đời gạn đục khơi trong

TRẦN VIỆT YÊN 2003

Làm xong bài thơ - thực ra chưa được hoàn chỉnh lắm – và vội vã gởi cho các thi hữu gần xa để xin nhã hứng họa lại, Cụ Trường Giang là người gởi bài thơ họa đến cho tôi xem sớm nhất :

Thù nhà, nợi nước, gánh non sông
Chưa vững quyền uy, bạc cũng không
Quyết chí đánh tan quân mặt trắng
Tận tâm xé nát ngọn cờ hồng
Thanh liêm chỉ một vang Miền Bắc
Chính trực không hai, dội cõi Đông
Khí tiết lăng sương thù khiếp vía
Hiềm vì phản loạn núp bên trong .

TRƯỜNG GIANG 10-2003.

Tiếp theo nhà thơ Hoàng Ngọc Văn cũng gởi bài họa của anh :

Bùi ngùi tấc dạ xót non sông,
Sóng lớn thuyền con, kẻ sĩ không
Xin gửi tấm lòng củng sử ký
Trao về xương cốt với tim hồng
Quốc gia nghiêng ngửa, chèo phò tá
Đất nước chênh vênh, tát biển Đông
Nhắm mắt xuôi tay tùy cõi thế
Nguyện cầu dân tộc, đục thành trong .

HOÀNG NGỌC VĂN, 2003

Tôi chần chừ chưa muốn viết bài này vội vì còn chờ bài họa của nhiều nhà thơ khác, Trong đó có thi hữu Thiên Tâm vì tôi biết anh rất thích họa thơ những bài Đường luật hay, quả nhiên anh gởi đến tôi không phải một mà tới 2 bài họa. Cái đặc biệt của Thiên Tâm là anh đã ký thác được tâm sự của anh và của cụ Diệm một cách sâu sắc.
MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG
MỘT đời tận tụy gánh non sông
NÉN bạc phản thùng, nghiệp hóa không
HƯƠNG ngát nghìn thu, gương chính khí
LÒNG son một thuở dáng linh hồng
THẮP cao ngọn đuốc soi đêm tối
DÂNG tận đài mây gọi gió đông
CHÍ lớn chưa thành, thân dẫu thác
SĨ dân thương tiếc biển, trời trong

THIÊN TÂM 18-10- 03

Và một bài thứ 2 :

CHẠNH LÒNG .
Gió uất, mây hờn phủ núi sông
“Tự do, Độc lập “… … rứa, buồn không?!
Nhe nanh múa vuốt loài yêu quỷ
Tím ruột bầm gan giống Lạc Hồng
Tuấn kiệt lơ thơ sao buổi sớm
Nhân tài lác đác lá mùa đông
Cứu tinh dân tộc nay đâu vắng
Xao xác chợ đời luận đục trong

THIÊN TÂM

Nhà thơ Tố Nguyên cũng gởi đến cho chúng tôi thưởng lãm bài họa của anh :

NHỚ NGÔ CHÍ SĨ
Chí Sĩ quên mình với núi sông
Vì dân vi` nước chẳng hề không
Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt
Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng
Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc
Đồng minh kết hữu tình Tây Đông*
Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết
Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong

TỐ NGUYÊN 19-10-2003
(*)
Ta^y Phu+o+ng va` DDo^ng Nam A'

Anh Lệ Khanh có bổ túc cho tôi một bài thơ của Nữ thi Sĩ Lê Bạch Lựu, Nữ sĩ đã ngoài 80 tuổi hạc, hiện cư ngụ tại Montreal, Canada baì thơ hoạ được đăng trong tập thơ của Nữ sĩ từ năm 1993 như sau :
Tiết thắm lòng son rạng núi sông
Quyền cao lộc trọng vẫn coi không
Thương nhà vững dạ trông mây trắng,
Cứu nước bền gan chặn sóng hồng
Lẫm liệt xua GÀ chìm biển Bắc
Hiên ngang đuổi Ó tếch trời Đông
Quốc gia chính nghĩa ghi công lớn
Vằng vặc muôn đời gương sáng trong
Lê Bạch Lựu , Montreal, Canada 1993

***

Trở lại với bài thơ NỖI LÒNG của chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM , tôi xin được nêu vài ý nghĩ thô thiển về bài thơ của cụ , Thật ra, tôi không phải là người quen bình thơ thiên hạ, gặp bài thơ hay tôi chỉ xin được gọi là họa lại đôi lời hưởng ứng hoặc gởi đến anh em thi văn hữu quen biết để cùng thưởng lãm.Việc xướng họa trong vòng anh em chúng tôi thường hay diễn ra. Hôm nay tôi đánh bạo viết đôi dòng để gọi là nối điêu ý tưởng bậc cao minh.Theo Lệ Khanh cho biết Cụ Diệm làm bài thơ này từ năm 1953, nếu trí nhớ không đánh lừa tôi thì lúc đó cụ Diệm chưa về nước chấp chánh, cụ còn đang lưu ngụ trong một nhà dòng Thiên Chúa Giáo tại tiểu Bang Misouri (?) Hoa Kỳ . Thời điểm đó, chiến cuộc Đông Dương đang diễn ra ác liệt, một bên là Việt Minh Cộng Sản với sự trợ giúp cả người và vũ khí của Trung Cộng và Liên sô , bên kia là Quân Đội Liên Hiệp Pháp và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rất non trẻ mà phần thắng đang nghiêng dần về khối Cộng . Hội nghị Genève được hình thành nhằm tìm kiếm hòa bình cho Đông Dương, các chính phủ Quốc gia được thành lập và tham dự hòa đàm Genève, nhưng tốc độ chiến tranh đẩy phe Quốc gia vào thế bị động, các chính phủ lần lượt ra đời ( dường như chính phủ Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu trong Nam kỳ, roi chính phủ của Hoàng Thân Bửu Lộc được Quốc Trưởng Bảo Đại tấn phong ) nhưng xem ra tình thế không có gì sáng sủa,Người Mỹ với vai trò lãnh đạo khối thế giới Tự Do nóng lòng và muốn can thiệp vào vũng lầy Đông Dương, đang tìm kiếm một khuôn mặt ít chịu ảnh hưởng của người Pháp để ủng hộ , Do những quen biết, ông Ngô Đình Diệm có lẽ đã được thăm dò ý kiến về vai trò lãnh đạo, theo tôi chính đó là hoàn cảnh bài thơ NỖI LÒNG được ra đời .Đọc bài thơ NỖI LÒNG người ta thấy được tinh thần dấn thân của một con người đang muốn xông pha vào thế cuộc , Đọc câu thơ thứ nhất
“ Gươm đàn nữa gánh, quảy sang sông “
Người ta thấy đập vào mắt người đọc NỖI LÒNG hình ảnh đầu tiên là TỪ HẢI, một nhân vật cái thế anh hùng trong truyền KIỀU của THI HÀO NGUYỄN DU. Thật vậy GƯƠM ĐÀN NỬA GÁNH, chứng tỏ cái chí của một bậc anh hùng cái thế, “Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo “người muốn tự mình tạo riêng một cõi triều đình, chứ không chịu cúi luồn trong khuôn khổ.Chỉ 3 chữ “quẩy sang sông “ đã thể hiện được thái độ hăm hở xốc vác dám dấn bước sang một hoàn cảnh khác của tác giả dù hoàn cảnh đó có như thế nào đi nữa cũng không thối chí nhụt lòng .

Câu thơ thứ 2 ” Hỏi bến:
thuyền không, lái cũng không ,
Mặc dù hăm hở muốn sang sông, tác giả vấp phải hoàn cảnh thực tế phũ phàng : Muốn sang sông thì phải có thuyền, nhưng thuyền không có mà lái cũng không nốt!! Nhìn vào hoàn cảnh nước nhà lúc đó con thuyền quốc gia đang bị sóng gió cộng sản vùi dập, mà người đủ tài lèo lái con thuyền cũng không co, lấy gì để sang sông. Riêng trong trường hợp tác giả lúc đó, dù nóng lòng hăm hở muốn sang sông gánh vác, nhưng thuyền là tổ chức, mà người lãnh đạo cũng chưa có thì làm sao có thể sang sông cho được bây giờ ?!

Hai câu thực
Xe muối nặng nề thương vó ký,
Đường mây rộng rãi, tiếc chim hồng

Tác giả mượn điển tích Chu Bá Nhạ để nhìn cơ đồ tổ quốc đang như một chiếc xe ngựa thồ muối ì ạch leo dốc mà thương cho những người đang cố gắng vất vả như con ngựa Ký ( tương truyền là một giống ngựa giỏi, có thể đi xa, thồ nặng được như không ) Nhìn hoàn cảnh nước nhà như thế, mà tiếc cho cánh chim hồng trước không gian bao la của tương lai dân tộc lại không được bay bổng.
Hai câu luận :

Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông

Trước nghịch cảnh này thử hỏi những người có hoài bão lấp biển vá trời nay đâu cả rồi sao không dấn bước sang sông ? Dù hoàn cảnh nước nhà đang nghiêng ngửa nhưng nhìn lại triều đình, người ta vẫn ì xèo buôn danh bán tước, vẫn lắm kẻ bán người mua, mà trong những kẻ mua danh bán tước đó có mấy ai mang hoài bão lấp biển vá trời ? Mấy ai thực lòng vì dân vì nước ? Hay chỉ là những kẻ vì danh chút danh tiếng hão huyền, vì chút lợi ích nhỏ nhen cho bản thân và phe nhóm ?. Hai câu phá, kết :“Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế Cắm sào đợi khách thuở nào trong ? “ Tác giả một lần nữa nói lên cái ý chí nhập cuộc của mình, không thể chần chừ trước cảnh dầu sôi lửa bỏng, trước cảnh bá tánh toàn dân đang trở thành nạn nhân cho thứ chủ nghĩa Cộng sản bạo tàn , nếu dợi cho lúc bể lặng trời trong mới ra gánh vác thì đâu còn cái dũng của một kẻ sĩ :” kiến giả bất vi vô dũng giã“”Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha ?!” Nếu cứ chần chừ chờ cơ hội thuận tiện thì bao giờ cơ hội mới đến, vì thế phải nhập cuộc, phải sang sông . Đọc cả bài thơ tôi thấy toát lên cái hào sảng của một kẻ sĩ, dù đang ẩn nhẫn , nhưng quyết chí phải xông pha vào con đường gió bụi phong trần cái hăm hở của một con người nhập thế, dám chấp nhận thử thách khó khăn , Có lẽ vì mang tinh thần NHẬP CUỘC đó mà chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM sau đó ít lâu đã nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại về nước đảm nhận vai trò thủ tướng khi người Pháp đang bị vây khốn Điện Biên Phũ, Cụ về nước để gánh vác trách nhiệm xây dựng một Miền Nam thanh bình no ấm trước một miền Bắc nghèo nàn xác sơ vì chủ nghĩa Cộng sản bóc lột, Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của cụ Diệm ( Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc “Tiết trực tâm hư “) là khắc tinh với Gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu cụ Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ cụ, âm mưu sát hại cụ để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần. Viết như thế, tôi không có ý ám chỉ Hôi Đồng Tướng Lãnh Cách Mạng năm 1963 đã làm một việc không công cho Hồ chí Minh, tôi chỉ giận và tiếc, giống như tâm trạng các thi hữu đã họa lại bài cũa cụ Như Lệ Khanh phê phán:
Một lũ phản thần mưu giết chúa
Tham tiền nào biết đục hay trong ?!

Vì đồng tiền tối mắt mà những kẻ võ biền đã làm một điều tệ hại khôn lường cho quốc gia đại sự , tiếc lắm thay !!! Hay như nhà thơ Từ Phong than thở :
Tế thế kinh bang tài xuất chúng
Tiếc thay mầm vạ nẩy từ trong!!

Và nhà thơ Trường Giang ngưỡng mộ :
Khí tiết lăng sương thù khiếp vía,
Hiềm vì phản loạn núp bên trong
.
Nhưng trong những kẻ nhúng tay vào máu, chúng ta không thể không nói đến vai trò người Mỹ.
Theo như các tài liệu được giải mật, người ta được biết một trong những nguyên nhân cái chết của cụ Diệm là vì cụ đã mâu thuẫn với chủ trương đem quân tham chiến trực tiếp của người bạn đồng minh Hoa Kỳ.Ở đây ta mới thấy cái tài thao lược ước đoán như thần của cụ Diệm, dường như có một tài liệu cho rằng cụ Diệm phản đối người Mỹ đổ bộ ở Miền nam, vì dù có phải nhờ tiền của viện trợ, cụ Diêm nhất định giữ lấy vai chính trong việc đối đầu với cả khối Cộng sản tại Việt Nam, vì cụ e rằng người Mỹ trực tiếp tham chiến sẽ là cái cớ để Hồ Chí Minh đánh bóng chính nghĩa giả tạo giải phóng Miền Nam.Cụ không muốn nhờ vả đến máu xương ngươì Mỹ vì:
Nợ gì còn có thể trả được
Nợ Máu Xương lấy chi báo đáp cho cân??"
Cái gương ái quốc và minh tuệ của cụ Ngô Đình Diệm đã làm tôi thao thức kính phục, Hy vọng sự thật phải được sáng tỏ để phục hồi danh dự cho một người có công lớn với đất nước và dân tộc :
Tiết trực tâm hư gương ái quốc
Mai nầy đời gạn đục khơi trong .
Tôi dùng chữ mai nầy e không được hoàn chỉnh cho lắm, cần gì phải đến mai sau gương ái quốc của cụ Diệm mới trở nên trong sáng vằng vặc như trăng rằm? Bổn phận chúng ta phải như Thi sĩ Thiên Tâm :
CHÍ lớn chưa thành thân dẫu thác
SĨ dân thương tiếc biển trời trong
Để tự hỏi và tự kêu gào :
Cứu tinh dân tộc nay đâu vắng?
Xao xác chợ đời luận đục trong
Ước vọng lớn nhất của người viết bây giờ là phục hồi uy tín của một bậc đại sĩ, một cứu tinh dân tộc, Một người mà tâm nguyện đến lúc chết vẫn là “uy vũ bất năng khuất“
Nhắm mắt xuôi tay tùy cõi thế
Nguyện cầu dân tộc đục thành trong

Hoàng Ngọc Văn
Đọc bài thơ NỖI LÒNG của chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM để chúng ta cảm thông và kính phục tinh thần nhập cuộc của cụ , niềm thao thức của cụ và xót xa cho thân phận lãnh tụ một nước nhược tiểu :
“Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng “
Sau 50 năm, đọc bài thơ NỖI LÒNG của chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM, lòng tôi thấy bùi ngùi xúc cảm, phải chi cụ còn sống, hẳn lịch sử nước nhà đã đổi khác, 80 triệu con dân nước Việt ít ra cũng không phải sống trong cái chế độ XẮP HÀNG CHÓ NGỰA( XHCN) như bây giờ, hàng triệu sinh linh chưa chắc đã phải vùi thây nơi rừng thiêng nước độc, hay biễn cả bão bùng. Và hàng triệu người khác phải lưu lạc nơi đất khách quê người để bùi ngùi nhìn về quê hương tăm tối .Câu nói “một dân tộc không cần nhiều anh hùng, chỉ cần có một vị minh quân” sao chí lý lắm thay.
Có người đăt nghi vấn đây không phải là bài thơ của cụ Diệm, mà có thể là bài thơ của một nhà nho ái quốc nào khác viết hoặc giả có người nào đó viết thác tên của cụ; tôi không được rõ lắm, nhưng tôi nghĩ cụ Diệm đã từng học Hán văn, lại theo Tân Học, một người như cụ chẳng lẽ cả đời không làm được bài thơ nào hay sao, có thể bài thơ do cụ sáng tác nhưng vì bản tính khiêm tốn, kín đáo cụ không muốn phổ biến lúc cụ còn sống, còn cầm vận mệnh dân tộc, còn lèo lái con thuyền quốc gia ( đó là điểm khác biệt giữa Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh và chí sĩ Ngô Đình Diệm ) vả lại thời gian trước phương tiên truyền thông không phổ cập như hiện nay, nên có rất nhiều nhà nho, nhà trí thức làm thơ chỉ lưu truyền trong vòng thân hữu nên sau này bị thất lạc là đa phần .
Tôi nêu bài thơ này để như tiếng chuông gióng lên để quý vị nào biết thì lên tiếng để đánh tan những ghi vấn . Tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều thi hữu sẽ họa lại bài thơ này, nhưng sợ để lâu nhiều ý nghĩ bị mai một nên tôi xin được ghi chép ra đây để như thi sĩ THIÊN TÂM gọi là:
MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG DÂNG CHÍ SĨ
MUÔN ĐỜI TƯỞNG NHỚ BẬC HIỀN MINH

San Jose ngày 19 tháng 10 năm 2003 Kỷ niệm 40 năm ngày mất của vị khai sáng Việt Nam Cộng Hòa

* * Tôi cũng vừa được cụ Mục Sư Hồ Xuân Phong ( năm nay 81 tuổi ) cho hay cụ Diệm còn một bài thơ nhan đề “TÓC BẠC “, nhưng rất tiếc đã lâu cụ quên mất cụ chỉ còn nhớ một bài hoạ cũng của một vị nữ sĩ từ thập kỷ 1960, bài thơ cũ đọc cho tôi chép từ nơi ở cua cụ là NamCalifornia bài thơ họa như sau :
Hoạ bài " TÓC BẠC" của Chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Kinh sách còn kia cãi vả chi?
Rằng tôi mão miện bậc tu mi
Tôi xanh chưa nhuốm mùi danh lợi
Tôi trắng chẳng màng tiếng thị phi
Nguyện giữ lòng đơn đừng rối rắm
Mặc cho miệng thế mãi xầm xì
Thân tôi dẫu bạc lòng không bạc,
Ai nghĩ sao thì cứ nghĩ đi
Nữ sĩ vô danh 1963
Cụ Hồ Xuân Phong có hứa khi nào nhớ lại được bài thơ sẽ đọc cho tôi chép nốt , nếu bậc cao minh nào biết bài thơ ấy xin gởi cho chúng tôi chép lại - Xin đa tạ
TRẦN VIỆT YÊN

24.12.07

NHỮNG GIÁNG SINH TRONG TRẠI TÙ CỘNG SẢN


http://www.sbtn.net/?catid=297&newsid=24116&pid=157
Hồi ức của Trần Việt Yên
1- Giáng sinh năm 1976 ở trại Long Giao

Năm 1976 tôi bị giam trong trại 11 Liên trại 3 Long Giao, Long Khánh.

Vì mấy tháng trước xảy ra chuyện trốn trại bất thành, bị bắn đổ ruột mà không chết của anh Hà Văn Hùng và một vài anh em khác, đang bị cùm trong conex, nên không khí trong trại ngột ngạt, nặng nề, khó thở.

Anh em chúng tôi ngoài giờ đi lao động vác gỗ, vác tre về làm hội trường nhà ở cho đám cán bộ và cuỉ cho nhà bếp còn phải khiêng phân trồng rau trồng sắn .

Ở đội 1 ( Đội có anh Hùng ) ai nấy đều dè dặt lời ăn tiếng nói , các tên cán bộ quản giáo hay cán bộ đội cũng thay đổi thái độ không còn hay lai vãng xuống các đội dò xét chúng tôi mà có gì chỉ liên lạc với cácđội trưởng, trong đó đội trưỏng đội 1 chúng tôi là anh Lâm Võ Hoàng { sau này là cố vấn kinh tế ngân hàng cho Võ Văn Kiệt ) ra ngoài khu cơ quan làm việc.

Riêng những anh hay ăn nói bốp chát với cán bộ như anh Phạm Lai, anh Dương Hùng Cường dường như cũng “sì tốp” bớt sau mấy lần anh Dương Hùng Cường bị điệu ra ngài cơ quan làm việc trở về với dáng phờ phạc, đăm chiêu.

Tôi nhớ lại đêm Giáng sinh năm đó, tôi buông mùng đi ngũ sớm hơn thương lệ, ngồi trong mùng tôi thầm đọc kinh cầu nguyện cho khỏi ai thấy, vừa đọc kinh tôi vừa nhớ lại những mùa Giáng sinh trước, những kỷ nệm êm đềm đầm ấm thủa nào, nước mắt tôi âm thầm rơi xuống gò má hốc hác trơ xương.

Tôi thiếp đi lúc nào không hay chợt có bàn tay ai đó kéo chân tôi làm tôi choàng tỉnh, vén mùng nhìn ra tôi lờ mờ thấy khuôn mặt của tên quản giáo Cảnh, đứng đàng sau lố nhố là mấy tên vệ binh súng AK lưỡi lê tuốt trần. Tên cán bộ ra hiệu cho tôi đi ra ngoài, tôi lẳng lặng đi theo hắn ra đến ngoài sân tập họp, ở đó tôi đã thấy có tốp người lặng lẽ ngồi chờ. Trời Long Giao se lạnh, tôi chỉ mặc có một cái áo tù mỏng, tôi thầm trách sao không cầm theo cái áo Jacket để giờ đây ngồi chịu lạnh.
Cũng nói qua về cái trại giam Long Giao đó, nó mang số 11 nghĩa là trước nó đã có 10 cái trại và sau nó thì không rõ còn bao nhiêu cái nữa. Trại nguyên là trại gia binh của Trung đoàn 52 sư đoàn 18 Bộ Binh, nó gồm nhiều dãy, mỗi dẫy 10 căn nhà, chúng tôi bị giam cứ 1 căn nhốt 7 hay 8 người, 2 căn thành một tổ 15 người , hai dãy nhà thành một đội. Trại 11 gồm 8 đội và nhốt khoảng 1200 người tù cải tạo.

Lần lượt tên quản giáo dẫn ra thêm mấy tốp khác, chúng tôi hoang mang ngồi trong bóng tối, nên không biết là ai, nhưng có tiếng húng hắng ho làm tôi biết có anh Pham Lai, rồi có tiếng khò khè của anh Hoàng Bửu. Tên quản giáo quơ đèn pin ra hiệu cho chúng tôi đứng lên đi theo hắn. Chúng tôi lần lượt xếp hàng đôi đi về phía cỏàng trại giam như những bóng ma. Ra đến cổng, tôi thấy thêm một tốp vệ binh nữa cũng trang bị súng AK với lưỡi lê tuốt trần nhọn hoắt. Tên quản giáo chiếu đèn pin rahiệu cho từng cặp ra một, tôi và Vang bước ra nhập vào đám đông đang cđứng chờ rồi tiếp tục đi về phía hội trường. Ở đó giữa ánh sáng vàng vọt của mấy ngọn đèn dầu, tên thiếu tá trại trưởng nét mặt ra vẻ nghiêm trọng đang đợi chúng tôi trên bục giảng.

Chúng tôi lặng lẽ ngồi xuống nền đất đỏ của hội trường. Tên trại trưởng đằng hắng rồi cất cao giọng, hắn giảng thuyết theo bài bản mà chúng tôi vẫn phải nghe mỗi khi lên lớp, đều là ca tụng đảng CS, ca tụng bác hồ của hắn, ca tụng phe xã hội chủ nghĩa của hắn. Nhìn nét mặt say sưa của hắn tôi tin rằng hắn đang thành thật sùng tín vào những điều hắn nói.
Hôm nay đặc biệt hắn lại nói về tôn giáo, hắn kết án các tôn giáo ở miền Nam, cho rằng các tôn giáo làm cản trở bước tiến giải phóng miền Nam. Sau một hồi kết án chán chê, hắn ra lệnh cho chúng tôi về trại, lần này hắn không hỏi và bắt chúng tôi hô lớn : “Thưa cán bộ, hiểu !!” như thông lệ hắn vẫn làm từ trước đến nay.
Chúng tôi lại lục tục kéo nhau về trại giam.Trước khi bước chân vào buồng, tôi, Vang và Hoàng Bửu bị hắn chặn lại thì thầm vào tai :

-“ Tôi nói cho các anh biết các anh có bỏ đạo thì mới được về !”, rồi hắn dặn : “Không đước nói cho ai biết chuyện đêm nay đấy nhé”.

Tôi leo lên sạp thì nghe tiếng gà eo óc gáy từ xóm nhà dân ở Cẩm Đường văng vẳng vọng laị. Tôi thiếp đi cho đến sáng. Ngày 25 Giáng sinh chúng tôi vẫn tiếp tục lao động như thường lệ, nhìn ánh mắt nhau, chúng tôi thầm hiểu đêm qua CS tập trung anh em sĩ quan Công giáo, Tin lành lại vì chúng không muốn cho chúng tôi có dịp tập họp ca hát và đón mừng Chúa như Mùa Giáng sinh 75 đầu tiên trong trại tù ở Phú Lợi, Bình Dương. Chúng tôi biết chúng muốn đe dọa và dụ dỗ để phá hoại niềm tin vào Thiên Chúa của anh em chúng tôi. Nhưng chúng đã lầm, càng gian nan chúng tôi càng cảm thấy cần có Chúa hơn.

2 – Giáng sinh 1977 ở trại Hồng Ca Yên Bái Hoàng Liên Sơn.
Tháng 7 năm 1977 chúng tôi bị chuyển ra tù ngoài Bắc bằng mấy chuyến tàu Sông Hương trong những chuyến đi kinh hoàng. Đầu tiên chúng đưa chúng tôi về trại Lao Cai ít hôm rồi chuyển tiếp về trại Khe Thắm, huyện Trấn Yên do bộ đội CS kiểm soát được mấy tháng, lại chuyển chúng tôi về trại Hồng Ca, Yên Bái, Hoàng Liên Sơn do Công An CS quản lý.

Chúng tôi như cá chậu chim lồng vì lúc ở trại do bộ đội quản lý dù sao chúng tôi còn được hít thở không khí có đôi chút tự do, hàng ngày chúng tôi lên rừng chặt giang chặt nứa cả ngày miễn sao đủ chỉ tiêu một người bốn bó giang mỗi bó 5 cây giang dài 4 mét hay 2 bó giang nứa mội bó 30 cây cũng dài 4 mét là được, thời giờ còn lại chúng tôi đi câu cá, câu cua hay hái măng giang bắp chuối rừng về ăn cho đỡ đói.

Ở trại Hồng Ca, chúng tôi bị bó buộc lao động trong 4 bức rào nứa của vòng ngoài trại giam. Ở đó ngoài đội trồng sắn, chúng tôi là được lãnh đi làm tập thể rẫy cỏ sắn chờ thu hoạch ở mấy ngọn đồi quanh trại. Bắt đầu từ ngày 18 /12 chúng tôi thu hoạch sắn, mỗi người theo chỉ tiêu nhổ 60 gốc sắn, dùng cuốc hay dao cắt rồi gom củ sắn lại thành đống để nhóm Tự giác đánh xe trâu ra chở về trại luộc lên phát cho trại viên mỗi người 2 hay3 củ một ngày để thay cơm hay bánh bột mì hấp vừa dai vừa đen sì và nồng nặc mùi cứt dán.

Chiều ngày 23 đi lao động về, lãnh phần ăn thay vì mấy củ khoai mì gầy guộc, chúng tôi nhận cứ 8 người được một xoong cháo nấu bằng sắn bào, lõng bõng mấy tép hành khô và đám láng mỡ lều bều, nhà bếp giải thích là vì sắn phải đem ra ty lương thực huyện kiểm thu, xong rồi mới phát lại cho trại nên hiện trại không còn lương thực gì kể cả sắn thu hoạch, chúng tôi lặng lẽ húp chén cháo sắn lõng bõng rồi đi ngủ cho quên cái đói ồn ột sôi trong bụng.

Qua ngày hôm sau cũng thế. tình trạng kéo dài đến 25, nhiều anh em trong đội sắn chúng tôi đói quá hóa liều lén nhai cả sắn sống bị say, nôn ói ra mật xanh mật vàng.Trưa ngày 27, nhiều anh em lả đi nằm thiếp trong sàn cáo bịnh nhưng lịnh của tên trại trưởng thông báo chúng tôi phải tập trung lên hội trường.

Chúng tôi dắt díu nhau lên hội trường trong khi đám cán bộ trại nhìn những bước chân xiêu vẹo của chúng tôi ra vẻ thích thú chúng, huých vai nhau và cười hô hố.

Tên đại úy trại trường tự giới thiệu là Trần văn Sơn, hắn nhăn nhở đứng trên bục giảng đảo mắt qua chúng tôi một lượt rồi cho lệnh chúng tôi ngồi xuống. Hắn bắt đầu cất cao bài giảng thuyết mà chúng tôi rất quen thuộc vì ở trại nào từ quân đội cho đến công an đề lớp lang như nhau, không khác một giọng lên bổng hay xuống trầm. Kết thúc bài giảng hắn hỏi chúng tôi giọng ân cần giả nhân giả nghĩa:

-“ Các anh có đói không ?" Rồi hắn tự trả lời

- Ừ tôi biết các anh đói mấy ngày nay, vì trại phải nộp thu hoạch cho huyện .

Đột nhiên hắn cất cao giong như thét lên :
-“ Các anh tin có Chúa của các anh, sao các anh không cầu Chúa của các anh cho các anh ăn no, các anh cứ cầu đi, biết đâu ông Giê Su của các anh chẳng ban ngay cho các anh mỗi người cái bánh tây to tổ bố như thế này này ? “

Vừa nói hắn vừa phùng mang trợn mắt vung hai tay lên thành vòng tròn .Rồi hắn chỉ tay vào ngực giọng chì chiết :

- “Đó các anh cứ cầu xin đi! Nhưng mà tôi nói cho các anh biết chỉ có thằng cộng sản này là cho các anh được no mà thôi. Các anh cử thử xin mà xem thằng cộng sản này có cho các anh no nê không nào ?

Nói đến đây hắn có vẻ thỏa mãn, hả hê lắm rồi như khoe:

-“Các anh về traị đi xem hôm nay có được no không nào?

Chúng tôi về đến trại, quả thật chiều hôm đó mỗi người chúng tôi lãnh một nón cối đầy khoai mì luộc còn bốc khói . Tôi nhai mà niềm uất hận cứ trào dâng lên làm tôi nghẹn không thể ăn được hơn hai củ khoai bàng cườm taytrẻ con, dù bụng tôi đói cồn đói cào.
3-Giáng Sinh 1979 trại Tân Lập Vĩnh Phú
Đầu năm 1978 chúng tôi bị chuyển đến trại Tân lập, tỉnh Vĩnh Phú, vì tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Hoa. Trên báo Nhân dân mà chúng bắt chúng tôi phải nghe, lác đác đã có các bài chửi Trung Quốc. Một lần có tên vệ binh hỏi chúng tôi nếu có yêu cầu đánh nhau với Tàu các anh có đi đánh không tôi trả lời tôi tuy là lính nhưng chỉ biết cầm sơn, cầm cọ, cầm viết chứ không biết cầm súng, nhất là súng AK.

Hắn nhìn tôi lúc lâu rồi đỏ mặt quay đi.

Trại Tân Lập là một trại rất lớn đã có từ lâu đời. Trên những ngôi mộ tù thỉnh thoảng chúng tôi lượm được những thanh gỗ mục có viết tên những tù nhân bị chết ở đây có mảnh dễ chết từ năm 1954, 55. Trại Tân Lập chia ra làm 5 phân trại.

Phân trại 2 của chúng tôi nằm tận trong cùng của dòng suối Ngọc quanh co chảy ra đến gần Ấm Thượng nên được nhiều anh em đặt cho cái tên Tuyệt Tình Cốc .

Nhiệm vụ chính củachúng tôi là trồng rau xanh, cung cấp cho toàn trại, đồng thời còn trồng sắn trên những ngọn đồi trọc cách trại gần 2 cây số.Từ các trại tù gần biên giới Việt Hoa chúng tôi bị đưa về tập trung ở 2 trại của tỉnh Vĩnh Phú là Hồng Quang và Tân Lập. Phân trại K 2 chúng tôi gồm toàn các anh em trẻ từ trại Hồng Ca chuyển đến đợt đầu, rồi đến nhiều đợt kế tiếp gồm toàn các sĩ quan từ cấp trung tá trở xuống. Ngày nọ trại K 2 tiếp nhận thêm một đợt gồm toàn các vị Linh mục, Mục sư, Đại Đức trước đây là tuyên úy trong quân đội đã giải ngũ hay còn đương nhiệm. Các cha, thầy bị tập trung vào một đội mà bọn vệ binh chúng thường gọi lóng với nhau là đội đạo binh hương khói” . Công việc của đội tuyên úy là chăn gà chăn lợn trong vòng rào thứ 2 của trại. Một số khác tăng cường cho đội nhà bếp trong đó có cha già Bỉnh .

Giáng sinh năm 1978, nhờ có các cha mà chúng tôi được xưng tội rước lễ và dâng lễ Giáng sinh dù phải khéo léo âm thầm để che mắt bọn vệ binh, quản giáo. Đêm giáng sinh năm đó chúng tôi hướng về buồng giam các tuyên úy để cùng thầm dâng lễ nửa đêm dù chúng tôi phải nằm trong mùng và trùm chăn kín mít vì lạnh.

Cuộc đời khổ sai của chúng tôi cứ thế trôi dần cho đến cuối năm 1979 thì xảy ra một biến cố lớn . Số là trong trại bỗng từ đâu có tin đồn loan truyền rằng chúng tôi sắp được thả hay được đi qua Mỹ. dù không tin tưởng lắm nhưng lòng tôi cũng háo hức. Bạn bè hỏi, tôi chỉ cười : Tao an tâm cải tạo chờ đón thế kỷ 21 – không biết sao lời nói của tôi đến tai tên quản giáo, hắn bắt tôi tra vấn và làm kiểm điểm.

Rồi mùa Giáng sinh cũng đến. Sáng ngày 24, như thường lệ chúng tôi tập trung trước sân trại chờ gọi tên từng đội báo cáo con số tù xuất trại đi lao động. Lần lượt các đội đếu được gọi tên, cuối cùng chỉ còn đội Tuyên Úy là sót không được gọi.

Khi tất cả cải tạo vừa ra khỏi trại là lúc mấy chục tên công an vũ trang ùa vào trại. Chúng xông đến đội tuyên úy cón đang ngơ ngac rồi vây chặt họ lại, tên cán bộ trực trại đọc lệnh khám tư trang. Thế là các tuyên úy được áp giải về buồng giam. Mọi người thu xếp tư trang rồi khệ nệ cõng, khiêng ra trước sân lán và cuộc khám công tư trang quen thuộc với chúng tôi lại diễn ra. Có khác chăng, lần này đám công an vũ trang khám xét kỹ lưỡng tỉ mỉ từ đường khâu mối vá trên áo trên quần các vị tuyên úy.

Một tốp công an khác vào trong buồng khám xét, săm soi mọi chỗ nằm từ gầm sạp cho đến kẽ lá trên mái nhà ngay đầu nằm các cha các thầy. Chúng lôi ra đủ thứ trong đó nào là mấy cái ống bương đựng nước đến những thánh giá làm bằng gỗ củi, có vài miếng tôn nhỏ bàng ngón tay mà các cha các thầy dùng để cắt miếng bánh mì hấp vừa khô vừa cứng. Chúng đem những thứ đó ra và hỏi lớn xem của ai, có thứ thì có người đứng ra nhận có thứ thì không, mỗi khi có người nhận món gì tên quản giáo đều ghi tên vào cuốn vở học trò bằng giấy giang hắn kè kè mang theo rồi quăng món đó vào cái thùng xe cải tiến. Còn món nào không có người nhận, chúng tập trung tất cả và đưa cho tên quản giáo.

Tên quản giáo đội dẫn các cha. các thầy trở vào buồng, cho để đồ lên sạp theo sự chỉ định của hắn xong rồi bắt các cha các thầy tập trung ngồi khít hai bên đầu dãy sạp và bắt đầu kiểm điểm, hắn lôi ra từng thứ và hỏi lại:

-" món này của ai?".

Mội lần có người nhận hắn lại chăm chú ghi chép vào cuốn sổ. Phần đông các cây thánh giá thì có các cha, các mục sư nhận, hắn ghi vào sổ nhưng không giao lai cho khổ chủ.

Cuối cùng chỉ còn mấy miếng sắt bằng ngón tay dùng để cắt bánh mì hấp là không có ai nhận, vì thực ra có ai biết rõ cái nào là của mình đâu trong trại tù đổi chỗ nằm xảy ra xoành xọach, có khi người này làm để quên ở chỗ nằm khi di chuyển lâu dần quên, người khác đến nằm tìm được cứ thế dùng rồi lại dấu đi, nên nào biết của ai đâu. Tên quản giáo hỏi gằøn mấy lần vẫn không có ai nhận, hắn bực dọc đứng lên :

-“ Các anh vẫn còn ngoan cố bao che cho nhau chẳng anh nào thật thà khai báo, cứ quanh co dấu tôi thì bao giờ mới tiến bộ mà về ?!. Các anh dùng cái này làm gì có phải đây là thứ vũ khí sắc nhọn không?!Các anh định tái vũ trang đấy à? Này tôi bảo cho mà biết đừng có mà bẻ nạng chống trời là không được với tôi đâu! Tôi yêu cầu anh Tùng ( Đại Đức NX Tùng Đội trưởng ) phải kểm điểm hết đêm nay tìm cho ra đến bao giờ xong mới cho đội nghỉ."

Nói xong hắn ngoe ngoảy đi ra cửa buồng.

Thế là cả đội cứ ngồi im lặng kiểm điểm từ giờ này cho đến giờ kia. Đến giờ đóng cửa buồng mà các vị vẫn chưa được tha tội cứ ngồi chịu trận mà chẳng được ăn gì từ sáng cho đến tối. đến khoảng gần 10 giờ tên quản giáo trở lại và hỏi :

- “Chưa xong à ?, thôi mai cho cac anh kiểm điểm tiếp !!

Các cha các thầy đều lặng lẽ ra chia phần ăn là mấy lát rau muống luộc với một chén sắùn rui âm thầm ăn uống trong lạnh lẽo của một đêm Giáng Sinh.

Các vị ăn xong ai nấy về chỗ nằm mới đến gần khoảng nửa đêm bỗng có tiếng một vị Đại Đức lên tiếng :

-“ Đêm nay là đêm Giáng sinh , mình nên làm gì để ghi nhớ ngày Thiên Chuá giáng trần đi chứ?" . Chẳng thấy ai hưởng ứng vì ai cũng đã quá mệt mỏi.

Một lát sau vị đại đức lại đề nghị :

-“ Hay chúng ta hát vài bài ca để kỷ niệm giáng sinh ? “

-“Nhưng có được hát nhạc đạo đâu nào”, có tiếng ai đó đáp lại .

-“ Thì mình hát nhạc cánh mạng cũng được chớ sao miễn là miệng mình hát nhưng lòng mình tường nhớ đến Chúa cũng được chớ gì"

Cuối cùng, sau một hồi thì thào bàn tán, mọi người đồng ý hát nhạc cách mạng trong đêm Nôel.Cha Thanh Châu là vị tuyên úy của vùng 4 chiến thuật xung phong đứng ra bắt nhịp cho các vị cùng hát . Tiếng hát ban đầu còn nhỏ sau to dần to dần mọi người say sưa hát như quên hết nỗi căng thẳng trong ngày! Những bài hát CS trong một đêm Giáng sinh vang lên trong trại tù!!

Đang say sưa ca hát bỗng cửa buồng xịch mở: 5, 6 tên công an vũ trang súng AK lăm lăm trong tay xông vào, đi sau là tên thượng sĩ Quang, cán bộ giáo dục trại, hắn hách dịch hỏi :

- “ Tại sao các anh không ngủ mà còn ca hát ồn ào?

- “ Thưa cán bộ chúng tôi chưa ngủ được vì cả ngày kiểm điểm căng thẳng quá, chúng tôi muốn ca hát đôi chút cho khuây khỏa

- “ Ai là ca trưởng ?

- “ Thưa Cán bộ không có ai là ca trưởng, chỉ có tôi cầm càng bắt nhịp cho anh em hát”

- “ Ai cho phép anh xuyên tạc nhạc cách mạng? “

- “ Thưa cán bộ chúng tôi hát nhạc cách mạng chứ có phạm gì đâu?”

- “ Không lôi thôi gì cả anh theo tôi đi ra ngoài, các anh khác ngủ đi lấy sức mai lao động, còn hát nữa là tôi cùm đấy”.

Nói xong hắn dẫn Cha Châu ra khỏi phòng trong bóng đêm dày đặc, mọi người lặng lẽ nằm xuống ngủ vùi.

Sáng hôm sau trước giờ chúng tôi đi lao động, tên cán bộ trực trại điệu cha Châu ra trước sân tập họp rồi hắn đọc lệnh biệt giam cha 14 ngày vì tội “Hát xuyên tạc nhạc cách mạng”.Ai nấy đều thắt mắc cho đến ngày cha được tháo cùm thả về đội, mọi người mới vỡ lẽ vì các vị hát bài “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” trong đó có câu : “ Nếu còn bóng quân xâm lược thì QUÉT sạch nó đi !”

Tên cán bộ giải thích:

-“ Các anh hát ra là: Nếu còn bóng quân xâm lược thì GIẾT sạch nó đi. Bác Hồ có nói thế bao giờ?! Rõ ràng là các anh xuyên tạc lời bác, tưởng chúng tôi không biết hả ????”

Thật ra đó chỉ là cái cớ để chúng dẹp các cuộc tụ họp dưới mọi hình thức trong đêm Noel mà thôi. Bằng chứng là trong các đội khác, thỉnh thoảng vẫn có người hát là “Giết sạch nó đi” mà có sao đâu ?

Tất cả những sự kiện trong bài đều là có thưc, chúng tôi chỉ xin sửa đổi tên họ của vài anh em còn kẹt tại quê nha,

vì khôngmuốn công an lại đền hành hạ các anh thêm


Trần Việt Yên

Chúc mừng Giáng Sinh


http://www.vlink.com/zina/index.php?p=Noel_ThanhCa

23.12.07

MỪNG CHÁU VU QUY


Hôm nay mừng cháu Nam Phương
Vâng lời phụ mẫu song đường vu quy
Đường xa cách trở dượng dì
Chúc mừng gởi cánh thiệp đi thay lời
Ngày con vui nhất trên đời
Là ngày sánh bước cùng người mình yêu
Chúc con hạnh phúc thật nhiều
Sắt cầm hảo hợp tình yêu chân thành
Yêu từ thuở tóc còn xanh
Đến khi tóc bạc mà tình không phai
Bích Huy trọn nghĩa trọn tài
Nam Phương ngôn hạnh hơn người công dung
Hai họ Lê Nguyễn thoả lòng
Rể hiền dâu thảo rạng tông môn nhà
Này là dược sĩ xuất gia
Này là bác sĩ tài hoa sánh vì
Đường đời dìu dắt nhau đi
Cậy trông Thiên Chúa những khi ngã lòng
Bốn mùa xuân hạ thu đông
Sớt chia mặn, ngọt, cay, nồng bên nhau
Kính sợ Thiên Chuá làm đầu ,
Đẹp lòng cha mẹ làm câu sửa mình
Vợ chồng tương kính như tân
Là lời nguyện ước chân tình chúc con
Dòng đời nước chảy đá mòn
Tình yêu đôi lứa vẫn cỏn đắm say

Dượng dì có bấy nhiêu thôi
Lời quê mộc mạc là lời thiết tha

Dì dượng Thuỳ Dương và Trần Việt Yên

22.12.07

Thư gởi hai con yêu dấu



Thư này ba gởi đến Tân Huyền
Mừng chúc hai con bách lão niên
Thương quá nên thường xuyên điện hỏi
Nhớ nhiều mà chỉ biết năng liên
Giáng sinh nhà vắng thêm cô quạnh
Tết đến thiếu con lạnh cỏ huyên
Ba má nguyện cầu con hạnh phúc
Mai này tiếng trẻ nói huyên thuyên
Trần Việt Yên

21.12.07

HỊCH TƯỚNG SĨ (Tài liệu )


Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định kế chống giặc Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết "hịch" cho phổ biến trong dân chúng để hiệu triệu các tướng sĩ và nhân dân hãy cương quyết chống xâm lăng.

***

BẢN HÁN VĂN CÓ DIỄN NÔM


諭諸裨將檄文

Dụ chư tỳ tướng hịch văn

余常聞之

Dư thường văn chi:

紀信以身代死而脫高帝

Kỷ Tín dĩ thân đại tử nhi thoát Cao Đế;

由于以背受戈而蔽招王

Do Vu dĩ bối thụ qua nhi tế Chiêu Vương.

蓣讓吞炭而復主讎

Dự Nhượng thốn thán nhi phục chủ thù;

申蒯断臂而赴國難

Thân Khoái đoạn tí nhi phó quốc nạn.

敬德一小生也身翼太宗而得免世充之圍

Kính Đức nhất tiểu sinh dã, thân dực Thái Tông nhi đắc miễn Thế Sung chi vi;

杲卿一遠臣也口罵禄山而不從逆賊之計

Cảo Khanh nhất viễn thần dã, khẩu mạ Lộc Sơn nhi bất tòng nghịch tặc chi kế.

自古忠臣義士以身死國何代無之

Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ thân tử quốc hà đại vô chi?

設使數子區區為兒女子之態

Thiết sử sổ tử khu khu vi nhi nữ tử chi thái,

徒死牖下烏能名垂竹白

Đồ tử dũ hạ, ô năng danh thùy trúc bạch,

與天地相為不朽哉

Dữ thiên địa tương vi bất hủ tai!

汝等

Nhữ đẳng

世為將種不曉文義

Thế vi tướng chủng, bất hiểu văn nghĩa,

其聞其說疑信相半

Kỳ văn kỳ thuyết, nghi tín tương bán.

古先之事姑置勿論

Cổ tiên chi sự cô trí vật luận.

今余以宋韃之事言之

Kim dư dĩ Tống, Thát chi sự ngôn chi:

王公堅何人也
Vương Công Kiên hà nhân dã?

其裨將阮文立又何人也

Kỳ tỳ tướng Nguyễn Văn Lập hựu hà nhân dã?

以釣魚鎖鎖斗大之城

Dĩ Điếu Ngư tỏa tỏa đẩu đại chi thành,

當蒙哥堂堂百萬之鋒

Đương Mông Kha đường đường bách vạn chi phong,


使宋之生靈至今受賜

Sử Tống chi sinh linh chí kim thụ tứ!

骨待兀郎何人也

Cốt Đãi Ngột Lang hà nhân dã?

其裨將赤脩思又何人也

Kỳ tỳ tướng Xích Tu Tư hựu hà nhân dã?

冒瘴厲於萬里之途

Mạo chướng lệ ư vạn lý chi đồ,

獗南詔於數旬之頃

Quệ Nam Chiếu ư sổ tuần chi khoảnh,

使韃之君長至今留名

Sử Thát chi quân trưởng chí kim lưu danh!

況余與汝等

Huống dư dữ nhữ đẳng,

生於擾攘之秋

Sinh ư nhiễu nhương chi thu;

長於艱難之勢

Trưởng ư gian nan chi tế.

竊見偽使往來道途旁午

Thiết kiến ngụy sứ vãng lai, đạo đồ bàng ngọ.

掉鴞烏之寸舌而陵辱朝廷

Trạo hào ô chi thốn thiệt nhi lăng nhục triều đình;

委犬羊之尺軀而倨傲宰祔

Ủy khuyển dương chi xích khu nhi cứ ngạo tể phụ.

托忽必列之令而索玉帛以事無已之誅求

Thác Hốt Tất Liệt chi lệnh nhi sách ngọc bạch, dĩ sự vô dĩ chi tru cầu;

假雲南王之號而揫金銀以竭有限之傥庫

Giả Vân Nam Vương chi hiệu nhi khu kim ngân, dĩ kiệt hữu hạn chi thảng khố.

譬猶以肉投餒虎寧能免遺後患也哉

Thí do dĩ nhục đầu nỗi hổ, ninh năng miễn di hậu hoạn dã tai?

余常

Dư thường

臨餐忘食

Lâm xan vong thực,

中夜撫枕

Trung dạ phủ chẩm,

涕泗交痍

Thế tứ giao di,

心腹如搗

Tâm phúc như đảo.

常以未能食肉寢皮絮肝飲血為恨也

Thường dĩ vị năng thực nhục tẩm bì, nhứ can ẩm huyết vi hận dã.



Tuy

余之百身高於草野

Dư chi bách thân, cao ư thảo dã;

余之千屍裹於馬革

Dư chi thiên thi, khỏa ư mã cách,

亦願為之

Diệc nguyện vi chi.

汝等

Nhữ đẳng

久居門下

Cửu cư môn hạ,

掌握兵權

Chưởng ác binh quyền.

無衣者則衣之以衣

Vô y giả tắc ý chi dĩ y;

無食者則食之以食

Vô thực giả tắc tự chi dĩ thực.

官卑者則遷其爵

Quan ti giả tắc thiên kỳ tước;

祿薄者則給其俸

Lộc bạc giả tắc cấp kỳ bổng.

水行給舟

Thủy hành cấp chu;

陸行給馬

Lục hành cấp mã.

委之以兵則生死同其所為

Ủy chi dĩ binh, tắc sinh tử đồng kỳ sở vi;

進之在寢則笑語同其所樂

Tiến chi tại tẩm, tắc tiếu ngữ đồng kỳ sở lạc.

其是

Kỳ thị

公堅之為偏裨

Công Kiên chi vi thiên tì,

兀郎之為副貳

Ngột Lang chi vi phó nhị,

亦未下爾

Diệc vị hạ nhĩ.

汝等

Nhữ đẳng

坐視主辱曾不為憂

Tọa thị chủ nhục, tằng bất vi ưu;

身當國恥曾不為愧

Thân đương quốc sỉ, tằng bất vi quý.

為邦國之將侍立夷宿而無忿心

Vi bang quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm;

聽太常之樂宴饗偽使而無怒色

Thính thái thường chi nhạc, yến hưởng ngụy sứ nhi vô nộ sắc.

或鬥雞以為樂

Hoặc đấu kê dĩ vi lạc;

或賭博以為娛

Hoặc đổ bác dĩ vi ngu.

或事田園以養其家

Hoặc sự điền viên dĩ dưỡng kỳ gia;

或戀妻子以私於己

Hoặc luyến thê tử dĩ tư ư kỷ.

修生產之業而忘軍國之務

Tu sinh sản chi nghiệp, nhi vong quân quốc chi vụ;

恣田獵之遊而怠攻守之習

Tứ điền liệp chi du, nhi đãi công thủ chi tập.

或甘美酒

Hoặc cam mỹ tửu;

或嗜淫聲

Hoặc thị dâm thanh.

脱有蒙韃之寇來

Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai,

雄雞之距不足以穿虜甲

Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp;

賭博之術不足以施軍謀

Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu.

田園之富不足以贖千金之軀

Ðiền viên chi phú, bất túc dĩ thục thiên kim chi khu;

妻拏之累不足以充軍國之用

Thê noa chi lụy, bất túc dĩ sung quân quốc chi dụng.

生產之多不足以購虜首

Sinh sản chi đa, bất túc dĩ cấu lỗ thủ;

獵犬之力不足以驅賊眾

Liệp khuyển chi lực, bất túc dĩ khu tặc chúng.

美酒不足以沈虜軍

Mỹ tửu bất túc dĩ trấm lỗ quân;

淫聲不足以聾虜耳

Dâm thanh bất túc dĩ lung lỗ nhĩ.

當此之時

Ðương thử chi thời,

我家臣主就縛

Ngã gia thần chủ tựu phọc,

甚可痛哉

Thậm khả thống tai!

不唯余之采邑被削

Bất duy dư chi thái ấp bị tước,

而汝等之俸祿亦為他人之所有

Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc vi tha nhân chi sở hữu;

不唯余之家小被驅

Bất duy dư chi gia tiểu bị khu,

而汝等之妻拏亦為他人之所虜

Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc vi tha nhân chi sở lỗ;

不唯余之祖宗社稷為他人之所踐侵

Bất duy dư chi tổ tông xã tắc, vi tha nhân chi sở tiễn xâm,

而汝等之父母墳墓亦為他人之所發掘

Nhi nhữ đẳng chi phụ mẫu phần mộ, diệc vi tha nhân chi sở phát quật;

不唯余之今生受辱雖百世之下臭名難洗惡謚長存

Bất duy dư chi kim sinh thụ nhục, tuy bách thế chi hạ, xú danh nan tẩy, ác thụy trường tồn,

而汝等之家清亦不免名為敗將矣

Nhi nhữ đẳng chi gia thanh, diệc bất miễn danh vi bại tướng hĩ!

當此之時

Ðương thử chi thời,

汝等雖欲肆其娛樂

Nhữ đẳng tuy dục tứ kỳ ngu lạc,

得乎

Đắc hồ?

今余明告汝等

Kim dư minh cáo nhữ đẳng,

當以措火積薪為危

Đương dĩ thố hỏa tích tân vi nguy;

當以懲羹吹虀為戒

Đương dĩ trừng canh xuy tê vi giới.

訓練士卒

Huấn luyện sĩ tốt;

習爾弓矢

Tập nhĩ cung thỉ.

使

Sử

人人逄蒙

Nhân nhân Bàng Mông;

家家后羿

Gia gia Hậu Nghệ.

購必烈之頭於闕下

Cưu Tất Liệt chi đầu ư khuyết hạ;

朽雲南之肉於杲街

Hủ Vân Nam chi nhục ư cảo nhai.

不唯余之采邑永為青氈

Bất duy dư chi thái ấp vĩnh vi thanh chiên,

而汝等之俸祿亦終身之受賜

Nhi nhữ đẳng chi bổng lộc diệc chung thân chi thụ tứ;

不唯余之家小安床褥

Bất duy dư chi gia tiểu đắc an sàng nhục,

而汝等之妻拏亦百年之佳老

Nhi nhữ đẳng chi thê noa diệc bách niên chi giai lão;

不唯余之宗廟萬世享祀

Bất duy dư chi tông miếu vạn thế hưởng tự,

而汝等之祖父亦春秋之血食

Nhi nhữ đẳng chi tổ phụ diệc xuân thu chi huyết thực;

不唯余之今生得志

Bất duy dư chi kim sinh đắc chí,

而汝等百世之下芳名不朽

Nhi nhữ đẳng bách thế chi hạ, phương danh bất hủ;

不唯余之美謚永垂

Bất duy dư chi mỹ thụy vĩnh thùy,

而汝等之姓名亦遺芳於青史矣

Nhi nhữ đẳng chi tính danh diệc di phương ư thanh sử hĩ.

當此之時

Ðương thử chi thời,

汝等雖欲不為娛樂

Nhữ đẳng tuy dục bất vi ngu lạc,

今余

Đắc hồ!

今余歷選諸家兵法為一書名曰兵書要略

Kim dư lịch tuyển chư gia binh pháp vi nhất thư, danh viết Binh thư yếu lược.

汝等

Nhữ đẳng

或能專習是書受余教誨是夙世之臣主也

Hoặc năng chuyên tập thị thư, thụ dư giáo hối, thị túc thế chi thần chủ dã;

或暴棄是書違余教誨是夙世之仇讎也

Hoặc bạo khí thị thư, vi dư giáo hối, thị túc thế chi cừu thù dã.

何則

Hà tắc?

蒙韃乃不共戴天之讎

Mông Thát nãi bất cộng đái thiên chi thù,

汝等記恬然不以雪恥為念不以除凶為心

Nhữ đẳng ký điềm nhiên, bất dĩ tuyết sỉ vi niệm, bất dĩ trừ hung vi tâm,

而又不教士卒是倒戈迎降空拳受敵

Nhi hựu bất giáo sĩ tốt, thị đảo qua nghênh hàng, không quyền thụ địch;

使平虜之後萬世遺羞

Sử bình lỗ chi hậu, vạn thế di tu,

上有何面目立於天地覆載之間耶

Thượng hữu hà diện mục lập ư thiên địa phú tái chi gian da?

故欲汝等明知余心

Cố dục nhữ đẳng minh tri dư tâm,

因筆以檄云

Nhân bút dĩ hịch vân.

Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

*****

Bài hịch được cử nhân Nguyễn Văn Bình dịch thành lối song thất lục bát như sau:


BẢN DIỄN SONG THẤT LỤC BÁT

Xưa Kỷ Tín liều thân chịu chết,
Cứu Hán Vuơng thoát khỏi Hoàng Dương
Do Vu cháu Sở Chiêu Vương,
Giơ lưng đỡ giáo tìm đường cứu vua.
Kìa Dự Nhượng thuở xưa người Tấn,
Từng nuốt than lận đận phục thù.
Kìa Thân Khoái một Tể Phu,
Chặt tay theo nạn với vua Tề.
Quan nhỏ nhưa Uất Trì Kính Đức,
Giúp Thái Tông khỏi bước trùng vi.
Cảo Khanh quan ở biên thùy,
Già mồm chửi giặc không hề tiếc thân.
Bậc nghĩa sĩ trung thần từ trước,
Từng diệt thân cứu nước có nhiều.
Những người kia nếu chẳng liều,
Chết suông như đám nữ lưu xó nhà.
Còn danh tiếng đâu mà chép lại,
Cùng kiền khôn truyền mãi không ngần.
Các ngươi dòng dõi vũ thần,
Xưa này nào có hiểu văn nghĩa gì.
Nghe câu chuyện bán nghi bán tin,
Sự muôn năm nhắc đến chi vay ?
Nay ta hãy nói cho hay,
Thử xem Tống, Thát truyện này ra sao ?
Vương Công Kiên người nào thế vậy ?
Tướng Nguyễn Văn Lập ấy người nào ?
Điếu ngư thằng bé tẻo teo,
Chống quân Mông Cổ ồn ào trăm muôn.
Khiến quân Tống thắng luôn mấy trận,
Đến bây giờ dân vẫn hàm ân.
Ngột Lang là tướng Đốc Quân,
Với Tỳ tướng Xích là nhân phẩm nào ?
Ngoài muôn dặm quản bao nước độc,
Trong mấy ngày phá rốc quân Nam.
Lòng vua Thát Đát đã cam,
Đ^'n nay lừng lẫy tiếng thơm nhường nào ?
Ta với ngươi sinh vào đời loạn,
Vừa gặp bao cơn vận hạn gian nan.
Sứ Nguyên lai vãng bao lần,
Mọi nơi đường sá muôn vàn nôn nao.
Triều đình bị cú diều soi mói,
Tể tướng thì lang sói rẻ khinh.
Mượn oai Hốt Liệt tranh giành,
Lấy bao của báu chưa đành lòng tham.
Cậy thế chúa Vân Nam nạt nã,
Đòi bạc vàng hết cả kho ta.
Thịt nuôi hùm đói mãi a ?
Sao cho thoát khỏi lo xa sau này.
Ta đây những hàng ngày quên bữa,
Lúc đêm thâu ngồi dựa gối kiêu.
Giọt châu tầm tã tuôn trào,
Như nung gan sắt, như bào lòng son.
Chí nhừng muốn moi gan lấy tiết,
Lòng những toan xẻ thịt vằm da.
Dù thân dầu với cỏ hoa,
Dù da ngựa bọc thân đà cũng vui.
Các người vốn là người môn thuộc
Được trông nom mọi việc binh cơ,
Áo không, ta cỡi áo cho,
Cơm không, ta sẻ cơm no cho lòng.
Quan nhỏ thì ta phong chức cả,
Lộc ít thì ta trả lương thêm.
Đi sông, ta cấp cho thuyền,
Đi đường, ta cũng lệnh truyền ngựa đi.
Cho cầm quân an nguy cùng lối,
Cho nằm yên, vui nói cùng hàng.
So Vương Kiên với Ngột Lang,
Đãi chư Tỳ tướng mọi người kém chi.
Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,
Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,
Đừng hầu tướng giặc không dơ,
Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi
Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,
Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn muôn sự ấm no,
Vợ con vui thú riêng cho một mình.
Ham lập nghiệp, quên tình nhà, nước,
Mãi đi săn, nhác việc ngăn, ngừa.
Rượu chè hôm sớm say sưa,
Hát hay, đàn ngọt sớm trưa thỏa lòng
Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,
Cựa gà không chọc nỗi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân ?
Ruộng nương nào đủ phần chuộc mạng,
Vợ con nào đủ cáng quân nhu ?
Của đâu chuốc được đầu thù ?
Chó săn đâu đủ sức khua giặc trời ?
Rượu ngon khó làm mồi bã giặc,
Hát hay không làm điếc tai thù.
Bây giờ chẳng sót lắm ru ?
Vua tôi bị trói gô một đàn !
Tước ấp ta bị tan nát cả,
Bổng lộc người cũng chẳng còn gì
Gia đình ta bị đuổi đi,
Vợ ngươi cũng phải đến khi nhục nhằn
Tông xã ta, địch quân xéo đi,
Phần mộ ngươi cũng bị quật lên.
Đời ta khổ nhục liên miên,
Cái tên nhơ nhuốc lưu truyền mãi sau !
Nhà các ngươi cũng đều mang tiếng,
Không khỏi làm những tướng bị thua.
Các ngươi đang lúc bây giờ,
Muốn mong vui thích như xưa được nào ?
Lời ta nhũ thấp ca ngươi nhớ,
Phải coi nằm trên lửa là nguy.
Kiềng canh đưa cũng thổi xùy,
Luyện quân sĩ tốt tập nghề đao cung.
Khiến ai nấy nức lòng mạnh mẽ,
Sức Bàn Mông, Hậu Nghệ cũng ham.
Bêu đầu Hốt Liệt cho cam,
Phơi luôn thịt chúa Vân Nam bên đường.
Tước ấp ta chăn thường ấm chỗ,
Bổng lộc ngươi hưởng có trọn đời
Gia đình ta được yên vui,
Vợ con ngươi cũng lo đời trăm năm.
Tông miếu ta nghìn năm hương lửa,
Tổ tiên ngươi muôn thuở cương thường,
Ta đây phỉ chí bồng tang,
Các ngươi dường cũng vẻ vang vô cùng.
Huy hiệu ta tôn sùng mãi mãi
Tính danh ngươi ghi với sử xanh.
Bấy giờ vui thú linh đình,
Các ngươi đều muốn buồn tênh được nào ?
Này binh pháp soạn theo đời trước,
Là "Binh Thư Yếu Lược" ban ra,
Các ngươi theo đúng sách ta,
Ấy là thần, chủ một nhà từ xưa.
Nếu bỏ sách thờ ơ lời dạy,
Ấy kẻ thù đã mấy đời nay,
Tại sao mà lại thế vầy ?
Là thù không đội trời này được chung.
Nếu các ngươi lòng không biết hổ,
Không coi đều "sát Lỗ" là cần,
Lại không vâng dạy luyện quân,
Ấy là quay giáo, bó thân quy hàng.
Giặn yên rồi còn mang tiếng mãi,
Mặt mũi nào đứng với ca cao đây ?
Muốn ngươi hiểu rõ lòng đây,
Vậy nên thảo bức hịch nầy cho nghe.

Nhờ có bài Hịch trên đây mà quân Nam đã toàn thắng quân Mông Cổ hết sức vẻ vang, lưu lại cho hậu thế một kỳ công hiển hách bia truyền vạn đại.

Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

***

BẢN DỊCH TIẾNG ANH CỦA GEORGE F, SHCULTZ

TRAN HUNG DAO'S PROCLAMATION TO HIS OFFICERS

Translated and adapted by George F. Schultz

I have often read the story of Ky Tin who replaced the Emperor Cao to save him from death, of Do Vu who took a blow in his back to spare King Chieu, of Du Nhuong who swallowed burning charcoal to avenge his leader, of Than Khoai who cut off an arm to save his country, of young Kinh Duc who rescued the Emperor Thai Tong besieged by The Sung, and of Cao Khanh, a subject living far from the Court, who insulted the rebel Loc Son to his face. Every century has produced heroes who have sacrificed their lives for their country. If they had remained at home to die by the fire, would their names have been inscribed on bamboo and silk to live eternally in Heaven and on the Earth?

But as descendants of warrior families, you are not well-versed in letters; on hearing about these deeds of the past, you may have some doubts. Let us speak of them no more. I shall tell you instead of several more recent events that have taken place during the years of the Tong and Nguyen dynasties.

Who was Vuong Cong Kien? And who was his lieutenant Nguyen Van Lap? They were the ones who defended the great citadel of Dieu Ngu against Mong Kha's immense army; Therefore, the Tong people will be eternally grateful to them.

Who was Cot-Ngai Ngot-Lang? And who was his lieutenant Xich Tu Tu? They were the ones who drove deep into an unhealthful country in order to put down the Nam-Chieu bandits and they did it within the space of a few weeks; therefore, their names have remained rooted in the minds of the Mongol military chieftains.

You and I were born in a period of troubles and have grown up at a time when the Fatherland is in danger. We have seen the enemy ambassadors haughtily traveling over our roads and wagging their owlish tongues to insult the Court. Despicable as dogs and goats, they boldly humiliate our high officials. Supported by the Mongol emperor, they incessantly demand the payment of pearls, silks, gold and silver. Our wealth is limited but their cupidity is infinite. To yield to their exactions would be to feed their insatiable appetites and would set a dangerous precedent for the future.

In the face of these dangers to the Fatherland, I fail to eat during the day and to sleep at night. Tears roll down my cheeks and my heart bleeds as if it were being cut to shreds. I tremble with anger because I cannot eat our enemy's flesh, lie down in his skin, chew up his liver, and drink his blood. I would gladly surrender my life a thousand times on the field of battle if I could do these things.

You have served in the army under my orders for a long time. When you needed clothing, I clothed you; when you lacked rice, I fed you; when your rank was too low, I promoted you; when your pay was insufficient, I increased it. If you had to travel by water, I supplied you with vessels; if you had to travel by land, I supplied you with horses. In time of war, we shared the same dangers; at the banquet table our laughter resounded in unison. Indeed, even Cong-Kien and Ngot-Lang did not show more solicitude for their officers than I have displayed for you.

And now, you remain calm when your emperor is humiliated; you remain indifferent when your country is threatened! You, officers, are forced to serve the barbarians and you feel no shame! You hear the music played for their ambassadors and you do not leap up in anger. No, you amuse yourselves at the cockfights, in gambling, in the possession of your gardens and rice fields, and in the tranquility of family life. The exploitation of your personal affairs makes you forget your duties to the State; the distractions of the fields and of the hunt make you neglect military exercises; you are seduced by liquor and music. If the enemy comes, will your cocks' spurs be able to pierce his armor? Will the ruses you use in your games of chance be of use in repulsing him? Will the love of your wives and children be of any use in the Army? Your money would neither suffice to buy the enemy's death, your alcohol to besot him, nor your music to deafen him.

All of us, you and I together, would then be taken prisoner. What grief! And not only would I lose my fief, but your property too would fall into enemy hands. It would not be my family alone that would be driven out, but your wives and children would also be reduced to slavery. It would not be only the graves of my ancestors that would be trampled under the invader's heel, but those of your ancestors would also be violated. I would be humiliated in this life and in a hundred others to come, and my name would be ignominiously tarnished. Your family's honor would also be sullied forever with the shame of your defeat. Tell me: Could you then indulge yourselves in pleasures?

I say to you in all frankness: Take care as if you were piling wood by the fire or about to imbibe a hot liquid. Exercise your soldiers in the skills of archery until they are the equals of Bang Mong and Hau Nghe, those famous archers of olden times. Then we will display Tat-Liet's head at the gates of the Imperial Palace and send the King of Yunnan to the gallows.

After that, not only my fief will be safe forever, but your privileges too will be assured for the future. Not only my family will enjoy the comforts of life, but you too will be able to spend your old age with your wives and children. Not only the memory of my ancestors will be venerated from generation to generation, but yours too will be worshipped in the spring and autumn of every year. Not only will I have accomplished my aspirations in this life, but your fame too will endure for a hundred centuries to come. Not only will my name be immortalized, but yours too will find a place in our nation's history. At that moment, would you not be perfectly happy even if you did not expect to be?

I have studied every military treatise in order to write my manual entitled "Principles of Military Strategy". If you will make an effort to study it conscientiously, to instruct yourselves in its teachings, and to follow my directions, you will become my true companions-in- arms. On the other hand, if you fail to study it and ignore my advice, you will become my enemies. Why? Because the Mongols are our mortal enemies; we cannot live under the same sky with them.

If you refuse to fight the Mongols in order to wash away the national shame, if you do not train your soldiers to drive out these barbarians, it would be to surrender to them. If that is what you want, your names will be dishonored forever. And when the enemy has finally been defeated, how will you be able to hold your head high between Heaven and Earth?

The purpose of this proclamation is to let you know my deepest thoughts.


Bản dịch Việt Ngữ

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?

Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào ? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào ? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt !

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào ! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ?

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không ?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy ? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa ?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.

****

Chú thích

Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ thế mới thoát được.

Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Đông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình.

Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến Quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ.

Thân Khoái: quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ.

Kính Đức: tức Uất Trì Cung đời Đường. Khi Đường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương Lý Thế Dân) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho Thái Tông chạy thoát.

Cảo Khanh: họ Nhan, một bề tôi trung của nhà Đường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi, ông đã cả gan chưởi mắng An Lộc Sơn và bị cắt lưỡi.

Vương Công Kiên: tướng tài nhà Tống, giữ Hợp Châu, lãnh đạo quân dân Tống cầm cự với quân Mông Cổ do Mông Kha chỉ huy ở núi Điếu Ngư suốt bốn tháng trời. Mông Kha cuối cùng bị loạn tên chết, quân Mông Cổ đành phải rút lui.

Điếu Ngư: tên ngọn núi hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Đời Tống, Dư Giới đắp thành ở đó.

Mông Kha: tức Mongke, anh của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, làm Đại Hãn Mông Cổ từ năm 1251. Mông Kha trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước phía Đông. Ông bị tử trận năm 1259 dưới chân thành Điếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân Tống do Vương Công Kiên chỉ huy.

Cốt Đãi Ngột Lang: tức Uriyangqadai, tướng giỏi của Mông Cổ, con của viên tướng nổi tiếng Subutai. Cốt Đãi Ngột Lang nhận lệnh của Mông Kha, cùng Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam Chiếu. Cốt Đãi Ngột Lang cũng là viên tướng chỉ huy đạo quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258).

Xích Tu Tư: chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân. Hai chữ gần giống nhau, không biết quyển nào chép nhầm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gì về viên tướng này, và việc khôi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự cũng không phải là chuyện đơn giản.

Nam Chiếu: nước nhỏ nằm ở khoảng giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay; thủ đô là Đại Lý, thuộc Vân Nam.

Hốt Tất Liệt: tức Qubilai, em ruột và là tướng của Mông Kha. Sau khi Mông Kha tử trận ở Điếu Ngư, Hốt Tất Liệt tự xưng làm Đại Hãn ở Khai Bình, khiến xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là Ariq-Buka. Năm 1264, Ariq-Buka đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay), xưng Nguyên Thế Tổ, lập nên nhà Nguyên.

Vân Nam Vương: tức Hugaci hay Thoát Hoan, con ruột Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam Vương năm 1267 với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như mở rộng biên cương nhà Nguyên về phía Nam. Thoát Hoan là người chỉ huy quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288.

Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: điển tích lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư - Đại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ. (Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.)

Thái thường: tên loại nhạc triều đình dùng trong những buổi tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao căng thẳng giữa ta và quân Nguyên, trong những buổi yến tiệc tiếp sứ Nguyên, triều đình nhà Trần nhiều khi phải buộc dùng đến nhạc thái thường để mua vui cho sứ giả. Trần Quốc Tuấn xem đó là một điều nhục nhã.

Thái ấp: phần đất vua Trần phong cho các vương hầu.

Đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: từ câu văn trong Hán Thư - phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an. (Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên.)

Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ - trừng ư canh nhi xuy tê hề. (Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường.)

Bàng Mông: danh tướng đời nhà Hạ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng.

Hậu Nghệ: một nhân vật bắn cung giỏi nữa trong thần thoại Trung Quốc.

Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua chư hầu khi vào chầu vua Hán ở Trường An.

Mãi mãi vững bền: nguyên văn chữ Hán là vĩnh vi thanh chiên. Sách Thế Thuyết chép chuyện Vương Tử Kính đêm nằm ngủ thấy bọn trộm vào nhà "sạch sành sanh vét" mọi vật. Ông từ tốn bảo chúng rằng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi làm ơn để lại. Tác giả dùng điển tích này để chỉ những của cải được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này.

Dẹp yên nghịch tặc: nguyên văn chữ Hán là bình lỗ chi hậu. Các dịch giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đoán Bình Lỗ là tên đất ở đâu đó vùng Phù Lỗ thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Ở đây, chúng tôi theo Ngô Tất Tố và Phan Kế Bính dịch thoát là bình định nghịch tặc nói chung.



Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
(Bản Dịch khuyết danh)

18.12.07

Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA MÀU NHIỆM GIÁNG SINH





Như một điệp khúc, mỗi năm đến thời điểm này, trên các màn hình nhỏ lại xuất hiện hình ảnh ông già Noel râu ria xồm xoàm trắng như cước, mặc áo choàng đỏ, vai vác bị quà to nặng cưỡi trên chiếc xe tuần lộc hay nặng nề lê bước trên đường phố tuyết trắng phau với tiếng chuông, tiếng nhạc giáng sinh réo rắt :

Vinh danh Thiên Chuá trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm .

Trên đường phố lác đác hình ảnh cây thông giáng sinh giăng đèn kết hoa hay thỉnh thoảng hình ảnh hang đá đơn sơ với tượng Chuá Hài Đồng cùng thân phụ thân mẫu người được trưng bày trước cửa nhà

Chúng ta biết rằng Giáng sinh lại trở về với nhân loai.

Giáng Sinh là màu nhiệm Thiên Chúa yêu thương loài người mà đôi khi vì quá quen thuộc với hình ảnh Chúa Giêsu Hài đồng nằm trong máng cỏ với đèn nến sáng trưng được trình bày trong các thánh đường hay tư gia, chúng ta quên mất ý nghĩa đích thực của màu nhiêm này

Và cứ như một quán tính, hàng năm chúng ta hát đi hát lại “ đồi cao hãy san cho bằng, đường quanh co hãy uốn cho ngay, hố sâu hãy lấp cho đầy . . .’ mà ý nghĩa của từng chữ từng câu của bài hát đó không tác động chút nào trong cuộc sống thường nhật .

Có lẽ đao số chúng ta đón Chuá Giêsu Hài Đồng giáng thế như đón một người khách lạ đến trọ trong nhà dăm ba bữa rồi người khách đó ra đi mà không để lại dấu tích gì trong tâm hồn chúng ta nữa hết. Chẳng có gì thay đổi trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Cũng vẫn những bon chen đố kỵ, những thủ đoạn làm ăn bất minh, những thù ghét thường ngày lại dày xéo tâm hồn chúng ta .

Nghĩa là chúng ta không có gì thay đổi cả, dù Chuá đã một lần ngụ vào nhà chúng ta, ngụ vào lòng chúng ta

Vậy đâu là ý nghĩa đích thực của huyền nhiệm Giáng sinh ?

Người ta kể lại rằng nhà tỷ phú giàu nhất hành tinh Bill Gate vì quá ham mê làm giàu nên cưới vợ rất trễ, ông và cô Melisa cưới nhau là một huyền thoa.i. Một lần, hai người thi tài trong cuộc chơi game, với trí thông minh, Melisa vượt qua rất nhiều chướng ngại do Bill Gate đặt ra, cuối cùng kết thúc của trò chơi đó là khi Melisa đến đích thì mấy chữ “ Em có bằng lòng lấy anh không? ” hiện ra như một giấc mơ cho cô gái thông minh tuyệt vời này.
Kể từ ngày chàng Gate có Melisa, cuộc sống chàng thay đổi hẳn, thói quen uống sữa xong vứt ngay hộp sữa không trong xe của chàng không còn nữa, do đó mùi sữa chua trong xe biến mất. Trước đây người khổng lồ Bill Gate đã đè bẹp các đối thủ cạnh tranh, như Netscape, đá văng con nhái bén Forge vào xó xỉnh nào đó của Âu châu xa xôi để một mình chàng Gate với Microsoft độc chiếm thị trường mạng trình duyệt thế giới. Người ta cũng kể rằng Bill Gate trước đó là một tỉ phú bình dân, bình dân ở cái quần Jean bạc màu quen thuộc nhưng cũng là một chàng keo kiệt chỉ biết say mê kiếm thật nhiều tiền, chàng không có thì giờ cúi xuống lượm tờ giấy bạc 5 đô vì thời gian cúi xuống lượm đó chàng đã làm ra được gấp 5 thậm chí gấp mười, hai mươi tờ giấy bạc 5 đô đó rồi. Hoạ hoằn lắm mơí thấy baó chí đăng tin chàng tặng vài món tiền lẻ trong gia tài kếch xù của chàng cho các hội từ thiện .

Từ ngày chàng lập gia đình, tâm tính chàng thay đổi hẳn, thỉnh thoảng báo lại cho tin ông bà Bill Gate đến chỗ này chỗ kia làm việc từ thiện ông bà đến Ấn Độ giúp trẻ em Ấn Độ vài tỉ đô la, sang Phi châu giúp vài tỉ cho nghiên cứu bệnh AIDS . . . tin tức mới nhất cho biết ông bà Melisa viết di chúc để lại toàn bộ 95 % gia tài cho các hội từ thiện và các viên nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, chữa trị bệnh tật . . . các bạn có biết 95% của 45 tỉ là bao nhiêu không, xin thưa là 42 tỉ 750 triệu đô la đó . một số tiền tặng dữ không lồ khó ai có thể hình dung được, ông bà Bìll Gate Melisa chỉ để lại cho 2 con 3% gia tài khổng lồ của mình .
Chúng ta tự hỏi cái gì đã thay đổi chàng Gate keo kiệt ngày xưa?. Xin thưa ngay, đó là nàng Melisa xinh đẹp tuyệt vời ( cả ý nghĩa của tâm hồn và thể xác ) rất có thể chàng Gate chẳng có gì đổi thay nếu không có nàng Melisa .

Chúng ta có Chuá Giêsu hài đồng tuyệt vời đến với mọi tâm hồn, thế nhưng chúng ta đón Chúa và không để chuá ngự trị dà lâu trong nhà chúng ta, trong tâm hồn chúng ta . Sau mùa Giáng sinh chúng ta lại để cho tham sân si chiếm ngụ tâm hồn chúng ta, con đường đón Chúa trong tâm hồn phẳng phiu và thẳng tắp trước giáng sinh nay lại bị giông bão cuộc đời làm thành những ổ gà ổ trâu. Lòng tự ái ghen tượng lại đắp nên những đồi cao xa cách với bạn bè anh em ruột thịt . Sự lãnh đạm chai đá đào sâu thêm hố sâu tội lỗi chúng ta chẳng có gì thay đổi hết sao ?

Người ta kể rằng có một loài cây trong sa mạc Sahara khô hạn, hạt của chúng vùi sâu trong cát hàng nhiều năm trời nó im lim ngủ dưới cái nắng thiêu đốt của Samạc ban ngày và cái lạnh cóng vào ban đêm, hạt mầm của chúng vẫn sống. Thế rồi một hôm nào đó chỉ cần một cơn mưa rào nhỏ, bỗng chốc chúng đả nẩy mầm lớn nhanh như thổi trở thành một cây chỉ một ngày, một đêm rồi đơm hoa kết trái và héo uá ngay trước khi mặt trời làm bốc hơi những giọt nước mưa hiếm hoi lên trời , sự sống của loai cây cỏ đó thật diệu kỳ . Nhưng những giọt nước mưa hiếm hoi trong sa mạc Sahara còn làm nên những điều kỳ diệu hơn.
Thiên Chuá giáng thế làm người là một ân sủng lớn lao, ngài xuống thế để ban phát tình yêu, cho tình nhân loại nẩy mầm trong mỗi tâm hồn chúng con, làm biến đổi cuộc sống thường ngày tội lỗi chúng con trở nên đáng sống hơn, ý nghĩa hơn, thánh thiện hơn.
Nhưng xin chuá hãy ở lại với chúng con ngay cả sau mùa Giáng sinh này, Chuá nhé.

Đón Chuá Giêsu Hài đồng năm nay, có khi nào chúng ta tự hỏi “ Lạy Chuá, có phải chúng con đón chuá như hat giống nọ trong sa mạc Chuá đến đễ thôi thúc con trở thành một cây con, đơm hoa kết trái cho đời

Xin Chuá cứ ngự trị trong lòng con để biến đổi con người con, tâm trí con, để mãi mãi con là hình ảnh chứng nhân Chuá giữa dòng đời phức tạp”
Đón Giáng sinh năm nay chúng ta hãy học ở Thiên Chuá bài học làm người hữu ích cho nhân loại, đó là ý nghĩa đích thực của màu nhiệm Giáng sinh vây.

Trần Việt Yên

Vịnh bà Triệu




‘ Đạp luồng sóng dữ, chém ngư kình ! ‘ *
Khảng khái thay lời Triệu Thị Trinh,
Nhi nữ không cam hầu thiếp giặc,
Anh thư quyết tỏ chí hùng linh
Áo vàng kiếm bạc riêng bờ cõi ,
Voi thúc gan liền , giặc khiếp kinh ,
Thiên cổ lưu danh giòng Sử Việt ,
Gương xưa để lại biết bao tình . !! **


* Bà Triệu Thị Trinh khảng khái nói với anh là Triệu Quốc Đạt : -‘Làm thân nhi nữ cúi mình khom lưng về hầu thiếp giặc chẳng nhục lắm ru , tôi thà chết không làm, chí tôi chỉ muốn vượt Bể Đông , đạp luông sóng dữ , chém loài kình ngạc, đem lại an vui cho trăm họ, chẳng đáng lắm sao ? ‘ ( Trích Việt Nam Quốc Sử ).
** Xin kính tặng các bậc Nữ lưu xả thân vì Nước.


Trần Việt Yên

Chúc mừng Giáng Sinh - thơ xướng họa



Gởi Ký Còm

Ngoài lạnh nhưng trong ấm cúng thay !
Bởi chưng tình cảm được đong dầy
Với lòng quảng đại huynh "bui " blog
Cùng ý hăng say bác mở tay
Gíup bạn sửa sai dăm chỗ thiếu
Chỉ người làm tốt những điều hay
Nhân mùa lễ thánh ,xin vui chúc
Bác Ký,toàn gia vạn sự maỵ

Kính
Từ Thanh Hà,18-12-07

Đáp họa:
Bạn vui mình cũng vui

Bác chúc Giáng Sinh quý hóa thay
Lời cầu câu chúc ý vun đầy
Tài hèn cố gắng theo bè bạn
Sức mọn không nề chuyện giúp tay
Kiến thức trùm chăn sao hữu ích ?
Chuyên môn chẳng luyện có nào hay ?
Bạn bè vui thoả mình vui thoả
Hai bác ơn lành mọi sự may

Trần Việt Yên, 18-12-07

7.12.07

Thơ Đâm - xướng hoạ













Bài Xướng

Bác hỏi vì sao tôi lại đâm
Bởi chưng chẳng điếc cũng không câm
Ghét phường trí trá phường vô loại
Giận kẻ tham tàn kẻ hại dân
Kiếm báu hẳn chờ tay nghĩa sĩ
Bút thần há cậy óc văn thân
Lời lời gang thép vung nào ngại
Đồ tể buông dao vẫn hiển thần

Bùi Tiến
07-12-2007


Kính họa

Xin Bác Bùi đâm nhẹ

Van bác tha cho , chớ vội đâm
Từ nay ngậm miệng tớ xin câm .
Ham đùa “Sư” biến loài ma quỷ
Ưa giỡn “Dzua” thành kẻ thứ dân
Láu táu đành đeo gông tận cổ
Lanh chanh nên rước họa vào thân
Có đâm xin bác đâm nhè nhẹ
Để phúc mai sau chết hóa thần.

Tuệ Quang
07-12-2007


Kính gửi quý thi văn hữu

Cuối tuần tán nhảm mấy câu chơi
Đâm mạnh đâm mau quý vị ơi
Nếu bút có mòn xin gửi Quỷ
Quỷ mài bén giúp chẳng ăn lời

Bài Họa 2

HOAN HÔ BÁC THỢ ĐÂM (TVY)
Xin được hoan hô bác thợ đâm
Cứ đâm thả cửa tụi mù câm
Đâm phường tối mắt tham ăn bạc
Đâm đám già mồm cướp bóc dân
Bút thép chẳng tà moi ác tặc
Thuyền nan không khẳm chở cô thân
Dù cho Yên việt Trần, Công giáo
Cũng đáng coi như bậc phúc thần

LT Đỗ Quý Bái

Bài Hoạ 3

Vô Đề (Họa)
Đụng ông, ông sẽ dụng thơ Đâm
Hà,Đẹt nghe qua khó thể câm
Vội nhảy vô liền hầu chiếm đất
Và ngay lập tức để giành dân
Họa chăng có chỗ mà hươi kiếm
Hơn nữa tìm cơ để tiến thân
Chẳng lẽ ký hoài danh Dzịt Đẹt
Tên ni cà chớm khó phong thần.

Dzịt Đẹt
8-12-07

Bỡn Ký Ròm

Ròm thế mà sao cứ khoái đâm
Chẳng bù Dzịt Đẹt súng luôn câm
Từ ngày mất nước thôi nằm ụ
Giữa lúc xa quê cũng bỏ hầm
Không rũa không mài nên rỉ sét
Chẳng rờ chẳng mó hóa hâm hâm
Bữa qua kiểm lại nhưng đâu khác
Phải bác thường xuyên dụng củ sâm.?

Dzịt Đẹt
8-12-07


Hồi Âm Cảm Tạ ( Họa)

Cám ơn các bác hỏi thơ đâm
Bác hỏi làm sao dám lặng câm
Giận kẻ vô luân vung bút sắt
Ghét loài gian tặc khổ lê dân
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút hóa thân *
Xin kể rạch ròi cùng quý vị
Chi mong giữ trọn đạo quân thần
* Mượn thơ cụ Đồ Chiểu:
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"


Trần Việt Yên

62 tuổi tự trào










Ngoảnh lại mà mình đã sáu hai
Trông lên trông xuống chẳng bằng ai
Công danh sự nghiệp như mây thổi
Nợ áo nợ cơm vẫn chạy dài
Sức khoẻ không tiền nên biếng khám
Việc nhà bê trễ vợ than hoài
Văn chương rút ruột tằm không kén
Dở dở ương ương khéo giả nai

Trần Việt Yên

Bài Thơ Thanh Minh của Cụ Nguyễn Trãi











Nhất tòng luân lạc tha hương khứ
一 從 淪 洛 他 鄉 去
Từ khi lưu lạc quê người đến nay,

Khuất chỉ thanh minh kỷ độ qua
屈 扺 清 明 幾 度 過
Bấm đốt ngón tay tính ra tiết thanh minh đã mấy lần rồi.

Thiên lý phần doanh vi bái tảo
千 里 墳 塋 違 拜 掃
Xa nhà nghìn dặm không săn sóc phần mộ tổ tiên được,

Thập niên thân cựu tẫn tiêu ma
十 年 親 舊 盡 消 磨
Mười năm qua bà con thân thích đã tiêu tán hết.

Sạ tình thiên khí mô lăng vũ
乍 晴 天 氣 模 稜 雨
Tạnh cơn mưa mây, trời chợt sáng,

Quá bán xuân quang tư câu hoa
過 半 春 光 廝 句 花
Hoa đồ mi đã quá nửa chừng xuân.

Liên bả nhất bôi hoàn tự cuỡng
聊 把 一 杯 還 自 彊
Hãy cầm lấy chén rượu mà gượng uống,

Mạc giao nhật nhật khổ tư gia
莫 教 日 日 苦 思 家
Ðừng để ngày ngày phải khổ vì nỗi nhớ nhà.

Cụ Nguyễn Trãi 阮廌
Tiết Thanh Minh

Quê người từ buổi thân trôi dạt,
Thấm thoát thanh minh mấy đốt tay.
Ngàn dặm mộ phần đành thiếu lễ,
Mười năm người cũ chẳng còn ai.
Mưa mây tạnh dứt trời bừng sáng,
Xuân sắc lưng chừng hoa vội phai.
Chén rượu trên tay cầm gắng gượng,
Mà nguôi nỗi nhớ khổ ngày ngày.

Hạt Cát dịch thơ

Từ ngày lưu lạc rời quê cũ,
Bấm đốt thanh minh mấy lượt qua.
Ngàn dặm mộ phần đều khói lạnh,
Mười năm thân hữu thảy tiêu ma.
Trời quang mây tạnh khi bừng nắng,
Xuân vãn đồ mi đã trổ hoa.
Luống những ngập ngừng nâng chén rượu,
Cho vơi nỗi khổ nhớ quê nhà.

Trần Đắc Thọ dịch thơ

Tha hương đất khách từ lưu lạc,
Bấm đốt thanh minh đã mấy lần.
Muôn dặm mộ phần khôn viếng lễ,
Mười năm thân thích cứ vơi dần.
Mưa rào đổ tạnh, đang vào tiết,
Hoa đẹp đơm bông, quá nửa xuân.
Gượng chén tay nâng khoây khỏa chút,
Nỗi nhà nỗi khổ liệu xua tan.

Ngô Văn Phú dịch thơ

Ever since the disaster I have gone to a strange land.
I have counted on my fingers so many Thanh minh
festivals going by.
Along a thousand miles the duty of sweeping
the graves has been neglected.
For a decade my relatives and friends have
gradually become entirely lost.
Suddenly the weather clears. The rain is barely felt.
It is half way through the splendour of spring
when the đồ mi flower is offered.
I shall abandon myself to a cup of wine
and once more strengthen myself
So that I shall not every day be bitter when I think of my family.
-- O. W. Wolters.

Đài Á Châu Tự Do Phỏng Vấn Trần Việt Yên












Ông Trần Việt Yên, thành viên ban điều hành trang báo điện tử Tự Do Ngôn Luận.
Mục đích của bản thỉnh nguyện thư gửi trong dịp Ðức Giáo Hoàng tiếp Thủ Tướng Việt Nam
2007.01.23

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Trước sự kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16, đài chúng tôi đã phỏng vấn ông Trần Việt Yên, thành viên ban điều hành trang báo điện tử Tự Do Ngôn Luận (có tên trên nét là tdngonluan.com), để tìm hiểu thêm về bản thỉnh nguyện thư gửi Ðức Giáo Hoàng trước khi Ngài tiếp Thủ Tướng Việt Nam.

Nguyễn Khanh: Cám ơn ông đã bỏ thì giờ nói chuyện với chúng tôi. Trang báo điện tử mà ông đảm trách mời mọi người ký tên vào bản thỉnh nguyện thư gửi Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô thứ 16…
Ông Trần Việt Yên: Thưa ông, đúng. Vào ngày 25 tới đây, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Beneditô thứ 16, trong dịp ông Dũng công du mấy nước Âu châu.
Nhân dịp này một số linh mục, tu sĩ, giáo dân trong và ngoài nước đã công bố một bức Thỉnh Nguyên Thư thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng đặc biệt quan tâm về tình hình Nhân quyền và Tôn Giáo tại Việt Nam, xin Ngài thảo luận với ông Nguyễn Tấn Dũng về nhu cầu cấp thiết của toàn thể dân tộc Việt Nam là được sống đúng phẩm giá con người trong lúc Việt Nam hội nhập cùng thế giới nhân loại văn minh.
Bức Thỉnh Nguyện Thư này đã được đăng trên trang mạng “Tự Do Ngôn Luận” và phổ biến rộng rãi trên khắp các diễn đàn Internet, để người Việt khắp thế giới có thể ký tên làm hậu thuẫn mạnh mẽ cho cuộc đối thoại của Ðức Giáo Hoàng với Thủ Tướng Việt Nam, đặc biệt nói lên nguyện vọng tha thiết của toàn thể dân Việt không phân biệt tôn giáo đều muốn được sống trong hoà bình, tự do và công bằng.
Nguyễn Khanh: Và đó là mục đích quý ông muốn đạt được, có phải không ạ?
Ông Trần Việt Yên: Chúng tôi xem bức thỉnh nguyện thư này là một cuộc vận động, hay nói đúng hơn, kết hợp mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, không chỉ kêu gọi Công Giáo Việt Nam mà còn kêu gọi bất cứ ai quan tâm đến tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đồng lòng ký tên.

Bởi vì nếu có được tiếng nói chung của tất cả chúng ta thì những yêu cầu, đòi hỏi của Đức Giáo Hoàng với người lãnh đạo Chính Phủ Việt Nam sẽ nặng ký hơn, áp lực nhiều hơn, buộc ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải chú ý nhiều hơn. Cũng qua bản thỉnh nguyện thư này, chúng tôi tin rằng Tòa Thánh Vatican sẽ thấy được sự đồng lòng đoàn kết của tất cả chúng ta, không phân biệt lương hay giáo.
Nguyễn Khanh: Cá nhân ông hay tổ chức mà ông đại diện nghĩ gì về buổi gặp gỡ sắp sửa diễn ra ở Vatican, giữa Ðức Giáo Hoàng Bêniđictô và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam?
Ông Trần Việt Yên: Là một người Công Giáo Việt Nam, dĩ nhiên chúng tôi cũng cảm thấy vui mừng trước một biến cố to lớn, ảnh hưởng đến hàng triệu người Công Giáo Việt Nam đang sống trong nước.
Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ lại, chúng tôi không khỏi lo lắng vì nếu trong thành phần tháp tùng ông Nguyễn Tấn Dũng có một vài khuôn mặt tu sĩ bị tai tiếng, thì lúc đó, tôi e rằng chắc chắn chuyến đi không hẳn là thiện chí của nhà cầm quyền Việt Nam.
Hơn thế nữa, như bức Thỉnh Nguyện Thư nêu rõ, hiện ở Việt Nam nhiều anh em Tin Lành bị đàn áp, giam cầm bắt bớ, các nhóm thờ phượng bị ngăn trở, trụ sở bị giật sập, nhất là ở vùng Tây Nguyên, rồi các tín đồ tôn giáo bạn như Phật Giáo Hoà Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị áp chế, bách hại, đàn áp, trụ sở Hội Ðồng Chưởng Quản Giáo Hội Cao Ðài bị lũng đọan, phân rã.
Thì trái lại một số nhà thờ Công Giáo được xây dựng, tái thiết nguy nga tráng lệ, các vị mục tử ra hải ngoại nườm nượp, và nay một nhà lãnh đạo Hà Nội đến Vatican. Tôi thử đặt mình là một tín đồ tôn giáo bạn thì tôi phải suy nghĩ như thế nào đây? Thái độ của tôi với anh em Công giáo sẽ ra sao đây ?

Nếu tôi nhớ không lầm, bức thư chung của Hội đồng Giáo Mục Việt Nam kỳ họp đầu tiên ở thập niên 1980 nêu khẩu hiệu “Sống Phúc Âm Giữa Lòng Dân Tộc” Với những hiện tượng đang xảy ra trên quê hương, chính một số người Công Giáo nói với tôi là họ đau lòng và có cảm giác như Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang xé lẻ để chơi riêng với chế độ.
Nếu đúng như thế thì đâu còn gọi là “Sống Phúc Âm Giữa Lòng Dân Tộc”. Ðừng quên Việt Nam chúng ta có câu “ Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.
Nguyễn Khanh: Như thế, theo ông, Tòa Thánh Vatican phải làm gì?
Ông Trần Việt Yên: Tôi mong Tòa Thánh chỉ loan báo thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau khi chính phủ Việt Nam hoàn tất các bước tiến cần làm để hòa giải với tất cả mọi tôn giáo, chứ không phải chỉ riêng với công giáo.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Trần Việt Yên.
Quý thính giả vừa nghe cuộc nói chuyện giữa biên tập viên Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi và ông Trần Việt Yên, thành viên ban điều hành trang báo điện tử Tự Do Ngôn Luận.
Thông tin trên mạng:
- Thỉnh Nguyện Thư Kính Đệ Trình Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI